Tìm hiểu về lịch sử ngày thế giới phòng chống AIDS
1/12 hằng năm là ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS. Nhằm nâng cao nhận thức về dịch AIDS do việc lây nhiễm HIV, và để tưởng nhớ các nạn nhân bị mắc HIV/AIDS.
Tính bắt đầu từ năm 1981 với năm 2007, bệnh AIDS đã làm chết hơn 25 triệu người trên thế giới và tới năm 2007 ước tính có khoảng 33,2 triệu người trên toàn bộ thế giới bị nhiễm HIV. Khiến cho HIV/AIDS trở thành một trong những đại dịch bệnh giết chóc nhiều nhất trong lịch sử, gây ra rất nhiều hậu quả khủng khiếp
Mặc dù, những năm gần đây, việc điều trị và phòng chống bệnh HIV/AIDS đã được quan tâm, cải thiện ở nhiều vùng trên thế giới, nhưng chỉ tính riêng vào năm 2007, có tới khoảng 2 triệu người đã vĩnh viễn ra đi vì căn bệnh quái ác này, trong đó có tới 270.000 trẻ em đã mắc phải và ra đi.Hãy cùng Viettel Money tìm hiểu kĩ hơn về ngày này ở bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về căn bệnh HIV/AIDS
Căn bệnh HIV đã có sự phát triển một cách nhanh chóng trong thời gian đầu vì nhiều người chưa rõ được cách phòng chống. Để hiểu rõ về quá trình mà HIV lan rộng trên khắp thế giới thì hãy cùng đi vào tìm hiểu các mốc thời gian cụ thể như sau:
- Năm 1900: Bắt đầu sự lây truyền của căn bệnh này từ tinh tinh qua người. Dấu mốc là khi người thợ săn đã bị dính máu từ con tinh tinh do mình giết qua vết thương hở. Nhanh chóng sau đó các bệnh nhân mới đã xuất hiện và đa phần là ở thành phố thuộc địa.
- 1981: Những người đàn ông quan hệ đồng giới đã phát hiện bị dính HIV khi xuất hiện bệnh “nhiễm trùng cơ hội”, đó là giai đoạn bệnh đã bước đến AIDS.
- 1983: Những nhà khoa học đã nghiên cứu và công bố căn bệnh thế kỷ HIV. Công chúng bắt đầu lo lắng về việc lây lan của chúng. Lúc bấy giờ thông tin sự lây nhiễm chủ yếu là từ quan hệ đồng giới và từ mẹ sang con.
- 1985: Phương pháp xét nghiệm HIV đã được thương mại hóa. Hội nghị quốc tế về AIDS đầu tiên cũng đã được tổ chức để bàn luận về căn bệnh này.
- 1988: Ngày quốc tế phòng chống AIDS lần đầu tiên được tổ chức và ra đời, lấy mốc là 1/12. Nhờ vào sự kiện này mà ý thức của mọi người về căn bệnh đã được cải thiện, đồng cảm với người bị nhiễm bệnh và biết cách nâng cao bảo vệ cho bản thân hơn.
- 2012: Phương pháp sử dụng thuốc chống phơi nhiễm HIV đã được ra đời, đó chính là Prep. Nhờ đó mà số lượng người có nguy cơ nhiễm HIV được giảm xuống. Hiệu quả 99% cho quan hệ tình dục và hơn 70% với ai có nguy cơ sử dụng kiêm tiêm có dính ma túy.
Cho đến hiện nay đã có người được chữa lành khỏi HIV với phương pháp cấy ghép tế bào gốc. Đồng thời kết hợp với cấy ghép dây rốn tự nhiên. Đó là trường hợp bệnh nhân nữ đầu tiên được chữa khỏi vào năm 2021. Bên cạnh đó còn có 2 trường hợp khác trước đó đã được chữa khỏi là nam giới.
Xem thêm : Bảo hiểm y tế và những quyền lợi của người dùng
Lịch sử hình thành ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS
“Ngày thế giới cùng nhau đẩy lùi bệnh AIDS” được James W. Bunn và Thomas Netter, hai viên chức thông tin đại chúng cho “Chương trình toàn cầu về bệnh HIV/AIDS” thuộc tổ chức Y tế thế giới tại Geneve, Thụy Sĩ nêu ra lần đầu trong tháng 8 năm 1987.
Bunn và Netter đã đưa ra những ý kiến, nhận định của họ cho Giám đốc chương trình toàn cầu về bệnh HIV/AIDS là Dr. Jonathan Mann. Ông đã rất thích sáng kiến này và chấp thuận, đồng ý với những thông lời đề nghị việc tổ chức “Ngày toàn thế giới chống lại căn bệnh HIV/AIDS” và triển khai đúng vào ngày 1/12/1988.
Bunn là một nhà báo thuộc đài truyền hình KPIX ở San Francisco, Hoa Kỳ, ông đã xin nghỉ phép tại công ty để tiến cử vào ngày 1/12 vì nghĩ rằng ngày này sẽ được toàn bộ phương tiện truyền thông phương Tây theo dõi, đánh giá chi tiết và loan tin một cách tối đa. Bởi năm 1988 là năm bầu cử Hoa Kỳ, Bunn cho rằng những phương tiện truyền thông sẽ nhanh chóng loan tin hậu bầu cử ( sau khoảng đầu tháng 11) và vui vẻ tìm chuyện mới để loan tin.
Hai ông Bunn và Netter xác định ngày 1/2 có khoảng cách xa sau sự kiện bầu cử và đủ sớm trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh, trên thực tế đây được coi là điểm chết trong lịch tin tức và cho nên đó là một thời gian vô cùng thích hợp để loan tin về ngày thế giới phòng chống bệnh HIV/AIDS.
Trong khoảng 2 năm đầu, thì chủ đề về ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS tập trung chủ yếu vào những trẻ em và những người trẻ dễ bị mắc phải. Các chủ để lúc đó cũng đã chỉ trích rất mạnh mẽ vì đã lờ đi sự kiện là nhóm người thuộc mọi lứa tuổi để rất dễ dàng bị nhiễm HIV/AIDS.
Tuy nhiên, hầu hết những chủ đề đều thu hút toàn bộ sự chú ý tới nạn dịch HIV/AIDS nhằm giảm bớt những kỳ thị xung quanh căn bệnh này, và thúc đẩy mọi người có cái nhìn nhận đúng đắn vấn đề là một bệnh gia đình.
Năm 2004 ,”Chiến dịch thế giới cùng nhau hòng chống bệnh AIDS” trở thành một tổ chức độc lập.
Mỗi năm, các giáo hoàng Gian Phaolo 2 và giáo hoàng Biển Đức XVI để gửi thông cáo chào mừng tới những người bệnh và những thầy thuốc, bác sĩ trong ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS 1/12.
Ý nghĩa ngày ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS
Ngày phòng chống HIV AIDS từ khi được ra đời cho đến nay đã mang trong mình sức mệnh vô cùng quan trọng. Nhờ vào điều đó mà căn bệnh HIV đã phần nào được đẩy lùi. Ý nghĩa của ngày này chính là nhắc nhở mọi người nhớ đến các biện pháp phòng chống an toàn cho bản thân, tránh xa những nguồn lây bệnh.
Không chỉ thế ngày phòng chống HIV AIDS còn được tổ chức với mong muốn giảm thiểu sự kỳ thị của mọi người với những bệnh nhân bị nhiễm bệnh. Rất nhiều trường hợp vô tình bị nhiễm và sống trong sự đau khổ vì bị kỳ thị.
Biểu tượng HIV đã được ra đời và đi kèm vào ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS để thể hiện sự ủng hộ với những người bị nhiễm, giúp họ quay lại với cộng đồng và có cuộc sống như bao người. Vốn dĩ căn bệnh này không làm ảnh hưởng đến khả năng tư duy, họ vẫn có thể góp một phần công sức cho việc phát triển xã hội.
Việt Nam triển khai Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2022
Năm 2022, Việt Nam chọn chủ đề Tháng hành động là “Chấm dứt dịch AIDS – Thanh niên sẵn sàng!”.
Trong Tháng hành động sẽ diễn ra nhiều hoạt động thiết thực trên cả nước. Cụ thể, Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm các cấp ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tăng cường triển khai các hoạt động trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2022.
Bên cạnh đó, tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động trong Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS. Bao gồm: Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2022; tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 01/12; tổ chức các hoạt động truyền thông đại chúng và truyền thông qua mạng xã hội; truyền thông trực tiếp và truyền thông nhân sự kiện.
Triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khác như: Giới thiệu, quảng bá rộng rãi về lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ xét nghiệm HIV nhất là xét nghiệm HIV tại cộng đồng và tự xét nghiệm; dự phòng, dịch vụ PrEP; chăm sóc, điều trị HIV/AIDS và giới thiệu chi tiết các cơ sở cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS sẵn có tại địa phương, đơn vị, bao gồm cả các dịch vụ chuyển tiếp, chuyển tuyến để mọi người dân, đặc biệt là những người dễ tổn thương, người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS dễ dàng tiếp cận và sử dụng.
Mở rộng việc cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS như xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm; điểm cấp phát thuốc Methadone; điểm cấp phát thuốc ARV tại các trạm y tế xã cũng như cung cấp các dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm HIV; Truyền thông vận động chống kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV nhất là với trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV.
Trên đây là những kiến thức về HIV/AIDS và ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS. Hy vọng bài viết trên cung cấp nhiều thông tin hữu ích dành cho bạn.