Kỷ Niệm 92 Năm Thành Lập Hội Nông Dân Việt Nam

Hội Nông dân Việt Nam là tổ chức có công lao to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế quốc dân. Cùng tìm hiểu về sự ra đời của tổ chức này nhé.

Với sự định hướng, lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thế hệ cán bộ, hội viên Hội Nông dân Việt Nam đã phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của tổ chức Hội và giai cấp nông dân Việt Nam thi đua lao động sản xuất, kinh doanh, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Lịch sử hình thành Hội Nông dân Việt Nam

Trải qua gần mười thập kỉ, chứng kiến nhiều đổi thay đổi của đất nước ta, quá trình hình thành Hội Nông dân Việt Nam được hình thành qua những giai đoạn sau :

Giai đoạn sơ khai

Đầu năm 1920, sau khi dập tắt các cuộc khởi nghĩa của nông dân, ruộng đất nước ta chủ yếu tích tụ vào tay một số ít địa chủ Pháp, phong kiến, quan lại, địa chủ thường và địa chủ kiêm công thương đã làm xã hội phân hóa mạnh mẽ. Giai cấp địa chủ sở hữu trên 50% diện tích đất canh tác.

Tiểu nông chiếm chỉ có gần 40% diện tích trồng trọt. Ngoài ra còn khoảng 2,2 triệu hộ trong tổng số 4 triệu hộ nông thôn lúc bấy giờ hoàn toàn không có đất. Họ bị bóc lột dã man bởi tô, tức, thuế…

Đời sống nông dân dưới thời Pháp thuộc vô cùng nghèo nàn, đau khổ. Song chính trong sự áp bức bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp và tay sai đã khiến cho họ nhận rõ bộ mặt thực của kẻ thù dân tộc và kẻ thù giai cấp. Bằng những kinh nghiệm trực tiếp của mình, giai cấp nông dân đã tiến từng bước tới giác ngộ chính trị. Họ sẵn sàng ủng hộ, đi theo các phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì quyền lợi của người lao động.

Trong cuốn Đường Kách mệnh (1927), đồng chí Nguyễn Ái Quốc  là người cộng sản đầu tiên của Việt Nam đặt vấn đề nông dân Việt Nam muốn thoát khỏi ách áp bức, bóc lột thì phải “tổ chức nhau lại”, vì vậy, Người đã dành riêng một chương phân tích về tình hình nông dân Việt Nam và tầm quan trọng của “Tổ chức dân cày”.

Nguyễn Ái Quốc chỉ ra “Nếu dân cày An Nam muốn thoát khỏi vòng cay đắng, thì phải tổ chức nhau kiếm đường giải phóng”. Giai cấp nông dân cần phải có tổ chức riêng của mình là Hội dân cày. Nhưng trong tình hình hiện tại chưa nên gọi là Hội dân cày, mà nên gọi là phường lợp nhà, phường đánh cá, phường chung lúa…

Ngày 1/11/1929, Báo “Dân cày” số đầu tiên của tỉnh Ninh Bình được phát hành. Cuối thập kỷ 20 của thế kỷ XX, Nông hội đỏ đã xuất hiện ở một số địa phương. Tháng 11/1929, Ban Chấp hành Tổng Nông hội Nghệ An ra đời, do đồng chí Phan Thái Ất làm Bí thư. Tiếp theo nhiều tổ chức Nông hội đỏ được thành lập ở Thái Bình, Hà Nội, Hà Đông, Hải Phòng, Hải Dương và các tỉnh Trung Kỳ, Nam Kỳ… Chỉ tính từ tháng 5/1930 – 10/1930 cả nước có 53.000 hội viên nông hội. 

Trên cơ sở đó, Hội nghị lần thứ Nhất, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp trong tháng 10/1930 đã ra Nghị quyết về thành lập Tổng Nông hội Đông Dương. Việc thành lập Tổng Nông hội Đông Dương (tên gọi đầu tiên của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay) đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử giai cấp nông dân Việt Nam, sự trưởng thành và lớn mạnh của phong trào nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Giai đoạn phát triển

Trong những năm tháng kháng chiến giải phóng miền Nam,vào ngày 21/4/1961, Hội Nông dân Giải phóng miền Nam chính thức ra đời. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và hướng dẫn của Hội Nông dân giải phóng, nông dân miền Nam đã vượt qua khó khăn, gian khổ, bám đất giữ làng, giữ vững sản xuất, thực hiện khẩu hiệu “biến nhà thành công sự, biến đồng ruộng thành trận địa”, đã xuất hiện nhiều gương nông dân chiến đấu dũng cảm, kiên cường, góp phần quan trọng trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Ngày 27/9/1979, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 78–CT/TƯ về việc tổ chức Hội Liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam. Đến ngày 01/3/1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 42–QĐ/TW về việc đổi tên Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam thành Hội Nông dân Việt Nam. Và tại phiên họp ngày 17/01/1991, Bộ Chính trị đã đồng ý lấy ngày 14 tháng 10 năm 1930 làm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam.

Hội Nông dân Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trong những năm qua, Hội Nông dân các cấp đã phát huy vai trò là trung tâm, nòng cốt trong phong trào nông dân và xây dựng nông thôn mới.

Hoạt động dựa trên đường lối của Đảng và Nhà nước

Các cấp Hội đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, vừa xây dựng tổ chức Hội trong sạch vững mạnh; vừa đoàn kết tập hợp, xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho hội viên nông dân; là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nông dân; tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện Nghị quyết, đóng góp vào phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 

Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, áp dụng mô hình liên kết sản xuất

Nông nghiệp, nông thôn nước ta trong thời kì đổi mới đã có bước phát triển toàn diện và vượt bậc. Cơ cấu sản xuất nông, lâm, thuỷ sản được chuyển dịch tích cực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng gắn với nhu cầu thị trường. Công nghiệp chế biến nông sản phát triển nhanh cùng với ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản.

Nhiều mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn doanh nghiệp – hợp tác xã – hộ nông dân đã hình thành và được nhân rộng. Bộ mặt nông thôn thay đổi rõ rệt, hạ tầng kinh tế – xã hội có bước phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại hóa; thu nhập, đời sống, vật chất tinh thần của người nông dân tăng lên. Vai trò chủ thể của người nông dân trong xây dựng nông thôn mới ngày càng được phát huy.

Vai trò của Hội Nông dân Việt Nam trong thời kỳ đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn tiến phức tạp trên cả nước, ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài.

Ứng phó với tình hình đó, Hội Nông dân các tỉnh, thành phố đã xây dựng, duy trì và phát triển hệ thống “Cửa hàng Nông sản an toàn”. Thông qua các cửa hàng này đã tạo ra mối liên kết giữa các địa phương, quốc phòng an ninh trong cả nước để giới thiệu những mặt hàng nông sản đặc trưng của các vùng miền. 

Các cấp hội cũng đã chủ động triển khai nhiều chương trình hỗ trợ nông dân xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu nông sản; tích cực tổ chức, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại để hỗ trợ nông dân đẩy mạnh giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm.

Với tinh thần “Kết nối nông sản – San sẻ yêu thương – Vượt qua đại dịch”, kỷ niệm hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Hội đã chủ động phối hợp với các bộ, ban, ngành và chỉ đạo Hội Nông dân các tỉnh, thành phố tổ chức các kế hoạch, hoạt động kết nối tiêu thụ nông sản cho hội viên, nông dân bị ảnh hưởng của dịch bệnh thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức các điểm bán hàng lưu động, qua hệ thống cửa hàng nông sản của Hội đã tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ, được các tầng lớp nhân dân, các cấp, các ngành ủng hộ, chung tay hỗ trợ tiêu thụ với hàng trăm nghìn tấn nông sản các loại.

Bên cạnh đó, với sứ mệnh thúc đẩy chuyển tiền, mua bán không tiền mặt, và phổ cập tài chính số , đa dịch vụ số trên di động cho toàn bộ người dân – Viettel Money mang tầm nhìn trở thành hạt nhân tài chính số, thúc đẩy nền kinh tế số và toàn xã hội số phát triển. Từ đó, giúp đỡ người nông dân tiếp cận đến công nghệ và dịch vụ tài chính số một cách nhanh nhất.

Trên đây là những kiến thức về Hội Nông dân Việt Nam, từ quá trình hình thành và phát triển. Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 – 14/10/2022) đây cũng là dịp để cán bộ, hội viên, nông dân cùng Nhân dân cả nước ôn lại truyền thống cách mạng vẻ vang của tổ chức hội và giai cấp nông dân Việt Nam.

Tin tức khác

NHẬN THÔNG TIN
TỪ VIETTEL MONEY

_________________

Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel – Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.
Số 01, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
GCN ĐKHĐ: 0100109106-478 – Cấp lần đầu: 06/06/2019, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Văn Đại

NHẬN THÔNG TIN
TỪ VIETTEL MONEY

Viettel Digital

Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dịch vụ số ViettelChi nhánh Tập đoàn Công nghiệpViễn thông Quân đội.
Số 01, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
GCN ĐKHĐ: 0100109106-478 – Cấp lần đầu: 06/06/2019, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.