Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm – Yên tâm cho người tham gia

Bạn đang đắn đo về công ty bảo hiểm mình vừa tham gia, muốn có phương pháp phòng ngừa cho mọi rủi ro có thể xảy ra. Cùng tìm hiểm về quỹ bảo vệ người được bảo hiểm nhé!

quỹ bảo vệ người được bảo hiểm

Hiện nay, biến động cuộc sống vẫn diễn ra hàng ngày, những sản phẩm bảo hiểm về sức khỏe, tài sản, con người,… được nhiều người quan tâm và tham gia. Nhưng khi mua bảo hiểm người được bảo hiểm vẫn gặp phải những rủi ro không may xảy ra như: doanh nghiệp hoặc tổ chức cá nhân bảo hiểm mất khả năng thanh toán và thậm chí là phá sản.

Vì vậy, vẫn còn nhiều người lo ngại về rủi ro từ các doanh nghiệp bảo hiểm mà không dám tham gia bảo hiểm. Bạn đừng quá lo lắng vì đã có quỹ bảo vệ người được bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người tham gia bảo hiểm. Cùng Viettel Money tìm hiểu kỹ hơn những thông tin về quỹ bảo vệ người được bảo hiểm nhé!

Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm là gì?

Qũy bảo vệ người được bảo hiểm là loại quỹ được thành lập ra nhằm mục đích  bảo vệ quyền lợi, bồi thường, hoàn lại phí bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản.

Nguồn của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được trích lập theo tỷ lệ phần trăm trên phí bảo hiểm áp dụng đối với tất cả hợp đồng bảo hiểm.

Nguyên tắc quản lý Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm

Nguyên tắc quản lý sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm quy định tại Điều 3 Thông tư 101/2013/TT-BTC như sau:

  • Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được quản lý tập trung tại Hiệp hội bảo hiểm tại Việt Nam và được hạch toán, quản lý, theo dõi riêng đối với loại hình bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ.
  • Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm có tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại và được sử dụng con dấu của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam.
  • Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, đúng quy định về pháp luật kinh doanh bảo hiểm, các văn bản pháp luật có liên quan và quy định tại Thông tư này.

Quy định trích nộp Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm

Căn cứ Điều 103, Nghị định 73/2016/NĐ-CP trích nộp Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được quy định như sau:

  • Đối tượng: Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài (trừ doanh nghiệp tái bảo hiểm) phải trích nộp Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm.
  • Thời gian công bố mức trích nộp Quỹ: Trước từ ngày 30 tháng 4 hàng năm, do Bộ Tài chính công bố.
  • Mức trích nộp: Tối đa không vượt quá 0,3% tổng doanh thu phí bảo hiểm giữ lại của các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước liền kề của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
  • Thời gian trích nộp: Trước ngày 30 tháng 6 hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trích nộp 50% số tiền phải nộp Quỹ của năm tài chính. Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm phải hoàn thành nghĩa vụ trích nộp Quỹ của năm tài chính.
  • Việc trích nộp được thực hiện đến khi quy mô của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm đạt 5% tổng tài sản đối với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, chi nhánh nước ngoài và 3% tổng tài sản đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

Nguyên tắc sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm

Nguyên tắc sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được quy định tại Điều 105, Nghị định 73/2016/NĐ-CP. Trong đó có nêu rõ:

Quỹ được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mất khả năng thanh toán và đã áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán nhưng vẫn không khắc phục được
  • Doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản

Quỹ được sử dụng riêng cho loại hình bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.

Quỹ được sử dụng để trả tiền bảo hiểm, giá trị hoàn lại; trả tiền bồi thường bảo hiểm; hoàn phí bảo hiểm theo đề nghị của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản.

Hạn mức chi trả của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm

Hạn mức chi trả của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được quy định tại Điều 107, Nghị định 73/2016/NĐ-CP, cụ thể:

Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ:

Quỹ chi trả tối đa 90% mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, nhưng không quá 200 triệu đồng/người được bảo hiểm/hợp đồng. 

Đối với hợp đồng bảo hiểm sức khỏe:

Quỹ chi trả tối đa 90% mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nhưng không quá 200 triệu đồng/người được bảo hiểm/hợp đồng.

Đối với hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ:

  • Với hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới: Chi trả tối đa mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài thuộc phạm vi bảo hiểm theo quy định pháp luật hiện hành.
  • Với hợp đồng bảo hiểm thuộc các nghiệp vụ bảo hiểm khác: Chi trả tối đa 80% mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng.

Từ bây giờ, bạn không cần phải lo lắng hay băn khoăn khi tham gia bảo hiểm thì những rủi ro doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài bị mất khả năng thanh toán hoặc phá sản nữa vì đã có Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm hỗ trợ. Hy vọng từ những thông tin hữu ích trên bạn có thể đảm bảo quyền lợi của mình và lựa chọn được gói bảo hiểm phù hợp với bản thân và gia đình.

Khám phá tiện ích trên ứng dụng Viettel Money

18488

Tin tức khác

NHẬN THÔNG TIN
TỪ VIETTEL MONEY

Viettel Digital

Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dịch vụ số ViettelChi nhánh Tập đoàn Công nghiệpViễn thông Quân đội.
Số 01, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
GCN ĐKHĐ: 0100109106-478 – Cấp lần đầu: 06/06/2019, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.

NHẬN THÔNG TIN
TỪ VIETTEL MONEY

_________________

Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel – Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.
Số 01, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
GCN ĐKHĐ: 0100109106-478 – Cấp lần đầu: 06/06/2019, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Văn Đại