73 năm Ngày Truyền Thống Học sinh – Sinh viên Việt Nam
Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ 5 đã chọn ngày 9/1 là ngày truyền thống học sinh sinh viên. Tìm hiểu ý lịch sử, ý nghĩa ngày truyền thống HSSV 9/1.
Ngày Truyền Thống Học Sinh – Sinh Viên Việt Nam diễn ra vào ngày 9 tháng 1 hằng năm, để noi gương và ghi nhận tinh thần chiến đấu bất khuất của thanh niên học sinh, sinh viên chống chủ nghĩa thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ.
Tiêu biểu cho phong trào đấu tranh của thanh niên học sinh, sinh viên này phải kể đến Trần Văn Ơn – người thanh niên tiêu biểu cho lòng yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất của học sinh, sinh viên, sau khi đã dũng cảm hứng chịu những xô đẩy và dùi cui để che chở cho các em học sinh nhỏ tuổi hơn, anh đã bị trúng đạn. Anh hy sinh vào lúc 15 giờ 30 phút chiều ngày 09/01/1950 khi chưa tròn 19 tuổi.
Để hiểu rõ hơn về ngày truyền thống này, mời bạn đến với bài viết dưới đây.
Ngày truyền thống Học sinh – Sinh viên là ngày nào?
Từ tháng 2/1950, Đại hội toàn quốc Liên đoàn thanh niên Việt Nam tại Việt Bắc đã quyết định lấy ngày 9/1 là Ngày truyền thống Học sinh – Sinh viên. Vào ngày nay mỗi năm, Hội sinh viên Việt Nam đều tổ chức lễ kỷ niệm nhằm tôn vinh những học sinh, sinh viên đạt thành tích cao, có nhiều đóng góp, cống hiến xuất sắc để thể hiện niềm tự hào đối với thế hệ đi trước.
Nguồn gốc lịch sử ngày truyền thống Học sinh – Sinh viên
Bối cảnh
Giữa giai đoạn lịch sử năm 1949 đến năm 1950 các cuộc đấu tranh của học sinh, sinh viên diễn ra vô cùng sôi nổi và quyết liệt, chúng ta cùng nhau nêu cao tinh thần chiến đấu chống lại bọn thực dân Pháp xâm lược
Đồng thời có sự góp mặt của bọn Mỹ, chúng đã lâm le bờ cõi đất nước ta, giả nhân nghĩa sang giúp dân ta xung phong đi bảo vệ an ninh của học sinh, mong muốn được học tiếng dân ta nhưng thực chất là đàn áp, khủng bố bóc lột người dân.
Dân ta đã nhận ra được bộ mặt thật của bọn chúng, đồng bào ta đứng lên vận động người dân đi biểu tình, chống đối, những bảng hiệu giảm tô, giảm sưu thuế được nêu cao, buộc giặc Pháp phải thả những chiến sĩ cách mạng yêu nước của dân ta ra, đòi công ăn việc làm, học sinh sinh viên bấy giờ cũng tham gia hưởng ứng nên đã bãi trường đi tham gia vào cuộc biểu tình.
9/1/1950, một cuộc biểu tình lớn đã diễn ra, trong đó có đoàn thanh niên cứu quốc, đoàn học sinh Sài Gòn, số người có mặt đã lên đến 2000 người, tất cả đều là học sinh, sinh viên từ nhiều trường học khác nhau cùng với nhiều giáo viên, công nhân viên chức, có sự tham gia của 7000 người dân sống ở Sài Gòn.
Họ đã đứng lên biểu tình đòi giặc trả tự do cho những học sinh, sinh viên đã bị bắt, đòi họ đảm bảo an toàn cho học sinh sinh viên có điều kiện đi học tiếp.
Đoàn biểu tình kéo nhau đi biểu tình ở Nha học chính và Dinh thủ hiến. Tuy nhiên đoàn biểu tình đã bị giặc đàn áp dã man bằng vũ khí, họ đã khiến những người dân ở đó phẫn nộ, cuộc xung đột chính thức bùng nổ.
Sự ra đời của Ngày Truyền thống học sinh – sinh viên Việt Nam
Tiếp nối diễn biến tại Nha học chính và Dinh thủ hiến, đoàn biểu tình kéo đến đưa đơn thỉnh nguyện. Bọn cảnh sát và lính đã đàn áp dã man đoàn biểu tình. Thái độ đó đã làm đám đông phẫn nộ và bùng nổ cuộc xung đột.
Những người biểu tình dùng mọi thứ vũ khí có trong tay chống trả quyết liệt với lính Pháp, lính Âu Phi và cảnh sát Bình Xuyên. Nhiều em học sinh ngã gục trước sự đàn áp dã man.
Trần Văn Ơn – người thanh niên tiêu biểu cho lòng yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất của học sinh, sinh viên, sau khi đã dũng cảm hứng chịu những xô đẩy và dùi cui để che chở cho các em học sinh nhỏ tuổi hơn, anh đã bị trúng đạn. Anh hy sinh vào lúc 15 giờ 30 phút chiều ngày 09/01/1950 khi chưa tròn 19 tuổi.
Với sự kiện lịch sử đó, noi gương và ghi nhận tinh thần đấu tranh bất khuất của anh Trần Văn Ơn và học sinh – sinh viên trong những ngày đầu kháng chiến, Đại hội toàn quốc Liên đoàn Thanh niên Việt Nam lần thứ nhất tháng 2 năm 1950 tại Việt Bắc đã quyết định lấy ngày 09/01 hàng năm là Ngày truyền thống học sinh – sinh viên Việt Nam.
Tại Sài Gòn, ngày 12/01/1950, đám tang của Trần Văn Ơn đã biến thành cuộc biểu tình thị uy của trên 5 vạn người đứng trên các hè phố tiễn đưa anh. Trước linh cữu anh là hương án có 2 câu viết bằng máu của học sinh:
“Chết vì tổ quốc, chết mà vẫn sống,
Sống kiếp Việt gian, ô nhục muôn đời”.
Ý nghĩa ngày truyền thống Học sinh – Sinh viên
Trải qua quá trình thành lập và phát triển, các thế hệ học sinh – sinh viên Việt Nam luôn kế tục và phát huy những truyền thống vẻ vang của các thế hệ cha anh. Đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, gắn bó với chế độ XHCN, trung thành với Đảng, với nhân dân, tự hào về dân tộc và Bác Hồ kính yêu, về lực lượng vũ trang anh hùng, về Đoàn, về Hội.
Ngày truyền thống học sinh, sinh viên Việt Nam được tổ chức hàng năm như là dịp để nhắc nhở các thế hệ học sinh, sinh viên không ngừng sáng tạo, hiếu học, say mê nghiên cứu để vươn tới đỉnh cao của khoa học, công nghệ, văn học – nghệ thuật, thể dục thể thao…đạt nhiều thành tích cao trong học tập, rèn luyện.
Viettel Money đã giới thiệu đến bạn về lịch sử và ý nghĩa của Ngày truyền thống Học sinh Sinh viên 9/1. Hy vọng các bạn học sinh, sinh viên sẽ hiểu thêm về ngày lễ đặc biệt này cũng như phát huy truyền thống vẻ vang của các thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam đi trước.
Xem thêm: Tết Nguyên Đán – Ngày lễ sum vầy của người dân Việt Nam