Tham gia bảo hiểm thất nghiệp – Quyền lợi cho người lao động
Bảo hiểm thất nghiệp là bảo hiểm gì? Cách tham gia bảo hiểm thất nghiệp? Quy trình để hưởng trợ cấp ra sao? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.
Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2021 là hơn 1,4 triệu người, tăng 203,7 nghìn người so với năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 3,22%, tăng 0,54 điểm phần trăm so với năm trước. Hiện nay dịch bệnh Covid-19 đã làm ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh tế xã hội.
Tình hình dịch bệnh ngày còn phức tạp đồng nghĩa với việc nhiều người lao động sẽ bị thất nghiệp và điều mọi người quan tâm ngay lúc này là bảo hiểm thất nghiệp. Đây được xem là chiếc phao cứu sinh giúp người lao động giải quyết không ít khó khăn trong cuộc sống. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin về hiểm thất nghiệp, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp và quy trình trợ cấp thất nghiệp.
Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Bảo hiểm thất nghiệp là khoản tiền bù đắp rủi ro không lường trước được đó chính là rủi ro mất việc làm. Khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp người lao động sẽ được nhận trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề để tiếp tục công việc trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013).
Điều kiện tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp là chính sách xã hội hỗ trợ người lao động không có việc làm. Người lao động phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 49 Luật Việc làm năm 2013. Cụ thể:
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
- Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
Đã đóng BHTN từ đủ:
- 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp: Hợp đồng lao động có xác định và không xác định thời hạn
- 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp: Ký hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng
Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ các trường hợp sau đây:
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.
- Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.
- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.
- Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Tử vong.
Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Khách hàng khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hưởng 4 quyền lợi theo điều 42 Luật Việc làm 2013 đặt ra (bao gồm cả người lao động và người sử dụng lao động), đó là:
- Được hưởng chế độ BHYT trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí.
- Được hỗ trợ chi phí học nghề.
- Được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Lưu ý: Người lao động đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân;
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động theo quy định.
Các bước làm hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp
Để hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp và thực hiện theo quy trình 4 bước sau:
- Bước 1: Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, phải nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp tới trung tâm dịch vụ việc làm.
- Bước 2: Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, ghi phiếu hẹn trả kết quả và đưa phiếu cho người nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp; trường hợp hồ sơ không đủ theo quy định thì trả lại cho người nộp và nêu rõ lý do.
- Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tới cơ quan bảo hiểm xã hội nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên kèm theo bảo hiểm y tế cho người lao động.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính bằng 60% mức lương bình quân tiền lương của 06 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp
- Bước 4: Hàng tháng đến trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm theo đúng quy định.
Làm bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?
Sau khi hoàn tất các giấy tờ cần thiết của bảo hiểm thất nghiệp, bước tiếp theo, bạn chỉ cần nộp về trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tại nơi mà bạn muốn đăng ký nhận bảo hiểm thất nghiệp.
Ví dụ bạn làm việc và sinh sống tại Thành Phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên bạn đang công tác ngoài Hà Nội thì bạn có thể đem đến các trung tâm dịch vụ việc làm tại Hà Nội để làm thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp.
Dưới đây sẽ là một số địa điểm hỗ trợ làm bảo hiểm thất nghiệp tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh mà bạn nên tham khảo:
Làm bảo hiểm thất nghiệp tại Hà Nội
- Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội – Điểm tiếp nhận và trả kết quả Yên Hòa
Địa chỉ: Số 215, phố Trung Kính, Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội – Điểm tiếp nhận và trả kết quả Hà Đông
Địa chỉ: Số 144, đường Trần Phú, Phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội.
- Sàn dịch vụ việc làm vệ tinh Đông Anh
Địa chỉ: Thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội
(Trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long)
- Sàn dịch vụ việc làm vệ tinh Ba Vì
Địa chỉ: Km 55+500 quốc lộ 32, thôn Vật Phụ, xã Vật Lại, Ba Vì, Hà Nội
(Trung tâm GDNN & GDTX huyện Ba Vì)
- Sàn dịch vụ việc làm vệ tinh Phú Xuyên
Địa chỉ: Tiểu khu Phú Mỹ, thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội
(Trường Trung cấp nghề số 1 Hà Nội)
- Sàn dịch vụ việc làm vệ tinh Đan Phượng
Địa chỉ: Số 101 phố Tây Sơn, Thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội
- Sàn dịch vụ việc làm vệ tinh Thạch Thất
Địa chỉ: Thị trấn Liên Quan,huyện Thạch Thất, Hà Nội
- Điểm dịch vụ việc làm vệ tinh Sóc Sơn
Địa chỉ: Thôn Miếu Thờ, xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. (QL3 gần trường Trung cấp An Ninh)
- Điểm dịch vụ việc làm vệ tinh Long Biên
Địa chỉ: Ngõ 161 phố Hoa Lâm, Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội Điểm dịch vụ việc làm vệ tinh Nam Từ Liêm
Địa chỉ: 18 đường Nguyễn Cơ Thạch, Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Làm bảo hiểm thất nghiệp tại Thành Phố Hồ Chí Minh
- Phòng bảo hiểm thất nghiệp
Địa chỉ: Số 106/14D Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh.
- Cơ sở 2 – Củ Chi
Địa chỉ: Số 108 đường 458, Ấp Thạnh An, Xã Trung An, Huyện Củ Chi.
- Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 4
Địa chỉ: Số 249 Tôn Đản, Phường 15, Quận 4.
- Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 6
Địa chỉ: Số 743/34 Hồng Bàng, Phường 6, Quận 6.
- Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Thành phố Thủ Đức
Địa chỉ: Số 1 Đường số 9, Phường Phước Bình, Thành phố Thủ Đức.
- Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 12
Địa chỉ: số 802 Nguyễn Văn Quá, Phường Đông Hưng Thuận, Quận 12.
- Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận Tân Bình
Địa chỉ: số 456 Trường Chinh, Phường 13, Quận Tân Bình.
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp năm 2022 cho người lao động được thực hiện theo quy định của Luật việc làm năm 2013 và các văn bản hướng dẫn Pháp lý khác.
Căn cứ Điểm b, Khoản 1, Điều 57, Luật Việc làm 2013, tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính theo công thức sau:
Mức đóng của doanh nghiệp = 1% x Quỹ tiền lương tháng của người lao động tham gia BHTN
Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 57, Luật Việc làm quy định mỗi tháng, người lao động sẽ phải trích đóng 1% quỹ tiền lương tháng đóng vào quỹ BHTN. Cụ thể cách tính như sau:
Mức đóng của người lao động = 1% x Tiền lương tháng đóng BHTN
Trong đó, tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cũng chính là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động (theo Điều 58, Luật Việc làm).
Tìm hiểu thêm: Những lợi ích khi thanh toán bảo hiểm trên Viettel Money
Phương thức thanh toán bảo hiểm thất nghiệp
Hiên nay, quý khách có thể thực hiện thanh toán bảo hiểm bằng hình thức trực tuyến một cách dễ dàng. Điển hình như ứng dụng Viettel Money.
Viettel Money đáp ứng đa số các nhu cầu tiện ích hàng ngày như chuyển tiền dễ dàng, chuyển tiền tận nơi, thanh toán hóa đơn (điện, nước, internet, viễn thông, …). Nhờ đó, khách hàng có thể dễ dàng thanh toán phí bảo hiểm thất nghiệp trên Viettel Money chỉ với một vài thao tác đơn giản. Quý khách có thể tham khảo các bước thanh toán phí báo hiểm thất nghiệp bên dưới đây:
- Bước 1: Khởi chạy ứng dụng Viettel Money.
- Bước 2: Trên màn hình chính của ứng dụng, khách hàng chọn “Xem tất cả”.
- Bước 3: Tiếp theo, tại mục “Tài chính, bảo hiểm”, chọn “Thanh toán bảo hiểm” rồi đến đơn vị bảo hiểm thất nghiệp sẽ thanh toán.
- Bước 4: Để tra cứu và thanh toán, khách hàng phải nhập số hợp đồng hoặc số CMND.
Mở Viettel Money – Thanh toán bảo hiểm thất nghiệp ngay!
Đa số người lao động nhận tiền qua ngân hàng nhưng khi rút tiền sẽ tính phí, nhưng Viettel Money sẽ hỗ trợ khách hàng dịch vụ rút tiền mà không tốn một khoản phí nào khi rút tại ATM của các ngân hàng. Ngoài ra, Viettel Money miễn phí các khoản phí cho tất cả các giao dịch thanh toán như thanh toán tiền điện, tiền nước, học phí,…
Mỗi người lao động nên tìm hiểu và tham gia bảo hiểm thất nghiệp ngay từ bây giờ để được hưởng những quyền lợi khi không may rủi ro về việc làm xảy ra bất chợt.