Tấn tần tật về các chi phí vay ngân hàng mà bạn nên biết
Giải đáp về các chi phí mà bạn cần nên biết khi vay trực tiếp hay online tại ngân hàng. Chi phí vay ngân hàng gồm những phí gì? Mời bạn xem bài viết sau
Hiện nay nhu cầu vay vốn kinh doanh đang là nhu cầu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ. Ngân hàng là những nơi uy tín hàng đầu mà các cá nhân cũng sẽ lựa chọn là nơi vay tiền an toàn, rõ ràng và đúng theo pháp luật Việt Nam. Nhằm tạo thêm nhu cầu cho vay không cần đến trực tiếp các quầy giao dịch của mình, nhiều ngân hàng đã triển khai dịch vụ vay tiền online ngay trên app của họ.
Trong bối cảnh các ngân hàng đang tăng cường đẩy mạnh thu phí dịch vụ để tăng thu nhập ngoài lãi, người đi vay cần phải tìm hiểu kỹ các khoản chi phí liên quan đến khoản vay trực tiếp hoặc online trước khi ký kết thỏa thuận vay vốn với ngân hàng. Vậy các chi phí vay ngân hàng gồm những loại chi phí nào? cùng nhau tìm hiểu ngay sau đây.
Vay ngân hàng liệu có mất phí?
Người vay khi đăng ký vay tại các ngân hàng thường thắc mắc về những khoản chi phí nào sẽ được bao gồm trong suốt quá trình vay tài chính. Vậy những quy định về chi phí vay của ngân hàng như thế nào?
Câu trả lời là: Tùy theo thể loại vay hay gói vay mà người đăng ký vay vốn sẽ trả những khoản chi phí vay ngân hàng nhất định hoặc thậm chí không mất bất kỳ chi phí nào. Trong đó, tại ngân hàng có 2 hình thức vay chính: vay tín chấp và vay thế chấp với những quy định về các chi vay ngân hàng khác nhau.
Vay tín chấp
Vay tín chấp là hình thức vay không cần phải thế chấp tài sản mà hoàn toàn dựa vào sự uy tín của người vay để tiến hành vay tài chính.
Đối với hình thức vay tín chấp, người vay sẽ không phải mất bất kỳ chi phí vay ngân hàng nào cho quá trình thực hiện các thủ tục hồ sơ. Theo đó, trong suốt quá trình trả vay, người vay luôn tuân thủ đóng các khoản vay đúng kỳ hạn, bạn sẽ không phải mất phí cho các phí phạt trả chậm.
Tìm hiểu thêm: Các hình thức vay tín chấp.
Vay thế chấp
Vay thế chấp được biết đến là hình thức vay khi người vay phải thế chấp các tài sản hiện có để sở hữu và đảm bảo cho khoản vay tài chính.
Đối với hình thức vay thế chấp, người vay sẽ được ngân hàng cung cấp danh sách các khoản phí mà bạn phải trả trong suốt quá trình vay. Các chi phí vay ngân hàng thế chấp bao gồm:
- Phí công chứng hợp đồng đảm bảo
- Phí đăng ký/xóa đăng ký biện pháp bảo đảm
- Phí thẩm định giá tài sản đảm bảo
- Phí trả nợ vay trước hạn
- Phí chậm trả nợ vay
- Phí cam kết rút vốn
- Bảo hiểm tài sản thế chấp
- Bảo hiểm tử kỳ cho người vay
Vậy những chi phí này được quy định như thế và dao động trong các khoản mức bao nhiêu?
Các chi phí vay ngân hàng
Nhóm chi phí khách hàng nộp cho cơ quan nhà nước
1. Phí công chứng hợp đồng bảo đảm
Khách hàng sẽ phải nộp nhiều phí công chứng hợp đồng thế chấp tài sản không ghi giá trị khoản vay do Phòng/Văn phòng công chứng xác định mức thu dựa trên giá trị tài sản. Trong khi từ phía ngân hàng luôn cho khách hàng vay số tiền nhỏ hơn hoặc bằng giá trị tài sản được ghi trên Hợp đồng thế chấp. Do đó, để hỗ trợ khách hàng ngân hàng sẽ ghi cụ thể giá trị tài sản bảo đảm đang được đảm bảo cho giá trị khoản vay cụ thể của khách hàng. Khách hàng sẽ phải nộp nhiều phí vay ngân hàng liên quan đến công chứng hợp đồng thế chấp tài sản không ghi giá trị khoản vay do Phòng/Văn phòng công chứng xác định mức thu dựa trên giá trị tài sản.
Mức thu phí công chứng hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản theo quy định hiện hành tối thiểu là 50.000 đồng (giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch dưới 50 triệu đồng), tối đa là 70 triệu đồng (giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch trên 100 tỷ đồng).
2. Phí đăng ký, xóa đăng ký biện pháp bảo đảm (hoặc giao dịch bảo đảm)
Mức phí đăng ký, xóa đăng ký biện pháp bảo đảm có sự khác nhau giữa các địa phương. Đây là loại chi phí vay ngân hàng thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở tờ trình của Ủy ban nhân tỉnh cùng cấp.
Mức thu phí đăng ký biện pháp bảo đảm có thể thu theo hồ sơ đăng ký hoặc số lượng GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc số thửa đất, tài sản gắn liền với đất được chứng nhận trên một giấy chứng nhận trong hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc các trường hợp đăng ký khác cho phù hợp. Mặt bằng chung ở các địa phương thì mức phí đăng ký biện pháp bảo đảm (bất động sản và động sản) khoảng 80.000 đồng/hồ sơ. Mức phí xóa đăng ký biện pháp bảo đảm (bất động sản và động sản) khoảng 20.000 đồng/hồ sơ.
Nhóm chi phí vay ngân hàng thu từ khách hàng
1. Phí thẩm định giá tài sản bảo đảm
Một số ngân hàng thành lập hoặc liên kết với công ty thẩm định giá độc lập để thẩm định giá tài sản và thu phí thẩm định giá đối với khách hàng. Đây cũng là một nguồn thu nhập ngoài lãi đáng kể nếu ngân hàng có công ty con thực hiện hoạt động thẩm định giá tài sản.
Mức thu phí thẩm định giá được xác định theo loại tài sản (động sản hoặc bất động sản) và giá trị của tài sản định giá. Cùng một giá trị tài sản nhưng mức phí thu đối với tài sản là động sản sẽ cao hơn tài sản là bất động sản. Mức thu phí tối thiểu là 1,5 triệu đồng đối với tài sản có giá trị từ 0 – 1 tỷ đồng, mức thu phí tối đa có thể lên tới 395 triệu đồng đối với tài sản có giá trị từ 3.000 – 4.000 tỷ đồng. Các tài sản có giá trị từ 5 – 10 tỷ đồng, mức phí thu từ 3,4 – 5,4 triệu đồng.
2. Phí trả nợ trước hạn
Phí trả nợ trước hạn là một trong những chi phí vay ngân hàng không thể thiếu. Khi khách hàng vay đề nghị tất toán khoản nợ trước thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, ngân hàng sẽ thu phí trả nợ trước hạn. Ví dụ: khách hàng vay thời hạn 24 tháng nhưng sau 10 tháng khách hàng đề nghị trả hết nợ vay cho ngân hàng. Lúc này, ngân hàng sẽ thu thêm một khoản phí bên cạnh số tiền gốc, lãi mà khách hàng phải trả.
Tham khảo thêm: Phí trả nợ trước hạn.
3. Phí trả chậm khoản vay
Khi bạn ký hợp đồng vay, trong các điều khoản sẽ quy định về các khoản phí trả chậm kỳ hạn và tùy vào ngân hàng sẽ có những quy định cụ thể khác nhau. Phí phạt trả chậm là khoản phí sẽ được tính khi bạn trả nợ vay trễ kỳ hạn thậm chí là chỉ chậm hơn 1 ngày. Khi này, khoản phí trả chậm sẽ bắt đầu được tính và cộng thêm từ ngày này.
Mức phạt thông thường của loại chi phí vay ngân hàng này là 150% mức lãi suất đã được quy định trước đó và được tính theo số ngày trễ hạn. Nếu bạn trễ hạn đóng vay quá lâu, bạn sẽ có nguy cơ bị liệt vào danh sách nợ xấu với tùy cấp độ, điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình vay trong tương lai của bạn.
Tham khảo thêm: Trả chậm nợ vay có những rủi ro gì?
4. Phí cam kết rút vốn
Phí cam kết rút vốn kể từ thời điểm thỏa thuận cho vay có hiệu lực đến ngày giải ngân vốn vay lần đầu. Hiện tại các ngân hàng đang xác định thu phí cam kết rút vốn theo hai cách. Thứ nhất, ngân hàng thu phí cam kết rút vốn ngay khi giải ngân lần đầu số tiền vay cho khách hàng. Thứ hai, ngân hàng sẽ thu phí cam kết rút vốn nếu khách hàng không tuân thủ việc cam kết rút vốn như đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Mức phí cam kết rút vốn tại các ngân hàng dao động trong khoảng 0,1% – 0,4%, số tiền tối thiểu ngân hàng thu từ 50.000 đồng – 1.500.000 đồng tùy mỗi ngân hàng.
Một số chi phí khác liên quan đến khoản vay
Chi phí vay ngân hàng bao gồm cả các chi phí bảo hiểm liên quan như bảo hiểm tài sản thế chấp và bảo hiểm tử kỳ cho người vay.
Vay thế chấp ngân hàng cần phải có tài sản thế chấp. Và để tránh tình trạng tài sản đó bị hư hại hay tai nạn khiến cho tài sản mất giá trị thì ngân hàng phải bắt buộc khách vay tiền phải mua thêm bảo hiểm cho tài sản thế chấp đó.
1. Bảo hiểm tài sản thế chấp
Đối với những khoản vay mà tài sản bảo đảm là động sản như xe ô tô, dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, hàng hóa,… hoặc bất động sản như căn hộ chung cư, ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng vay bắt buộc phải mua bảo hiểm cho tài sản và bên thụ hưởng là ngân hàng cho vay.
2. Bảo hiểm tử kỳ cho người vay
Một số đối tượng khách hàng khi vay vốn tại ngân hàng được ngân hàng yêu cầu phải đăng ký gói bảo hiểm tử kỳ, ngân hàng là bên thụ hưởng trong trường hợp khách hàng đột ngột qua đời và chưa trả hết số dư nợ tại ngân hàng.
Khi vay tài chính tại ngân hàng, bạn bắt buộc phải tuân thủ các quy định về điều khoản vay và chi phí vay ngân hàng đã đề ra. Vay ngân hàng được nhiều người vay tín nhiệm bởi việc có thể đảm bảo được lãi suất sẽ đúng theo quy định của nhà nước và đảm bảo các thủ tục pháp lý. Tuy nhiên, đôi khi thủ tục giấy tờ và các phí có phần khá rườm rà và cản trở cho các kế hoạch sử dụng khoản vay của khách hàng.
Chính vì vậy, nếu bạn cần những khoản vay nhanh chóng và không cần phải lo lắng về nhiều chi phí vay ngân hàng phức tạp, bạn có thể vay vốn tại các tổ chức tín dụng, đặc biệt là thông qua nền tảng trực tuyến. Trong đó, Viettel Money được biết đến là nền tảng trực tuyến hỗ trợ khách hàng không chỉ thanh toán hóa đơn thường nhật mà còn giúp kết nối với các khoản vay đơn giản và nhanh chóng. Chỉ với vài thao tác đơn giản và dễ dàng, bạn sẽ hoàn tất mọi thủ tục đăng ký vay trên Viettel Money với khoản vay lãi suất lý tưởng tại các tổ chức cho vay hàng đầu Việt Nam. Với uy tín và minh bạch bậc nhất, Viettel Money sẽ mang đến sự an tâm cho bạn khi hỗ trợ thanh toán khoản vay đúng kỳ hạn và tránh các rủi ro về các chi phí phát sinh bất thường.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn thanh toán khoản vay trên Viettel Money.
Chi phí vay ngân hàng sẽ được quy định khác nhau tùy vào ngân hàng mà bạn đăng ký vay vốn. Trước khi ký kết hợp đồng thỏa thuận cho vay, bạn cần đọc và tìm hiểu kỹ lưỡng về các chi phí vay ngân hàng có thể phát sinh trong quá trình vay bên cạnh mức lãi suất. Nhờ đó, bạn có thể quản lý kế hoạch vay và trả nợ vay một cách chủ động và hiệu quả hơn. Ngoài ra, nếu bạn quan ngại về các thủ tục phức tạp cùng các khoản phí rườm rà, bạn có thể thanh toán và kết nối với các khoản vay uy tín và nhanh chóng thông qua Viettel Money. Viettel Money không chỉ giúp bạn giải quyết mọi khó khăn thanh toán thường nhật mà còn hỗ trợ bạn sở hữu khoản vay dễ dàng và quản lý kỳ hạn hiệu quả. Tham gia thanh toán và đăng ký vay trên Viettel Money ngay để thuận lợi cho kế hoạch sử dụng khoản vay của bạn.