5 xu hướng chuyển đổi số hàng đầu trong năm 2022

Nắm bắt xu hướng chuyển đổi số hàng đầu để có thể áp dụng và phát triển hơn trong tương lai. Cùng Viettel Money tìm hiểu chi tiết các ở bài viết dưới đây nhé!

Theo khảo sát năm 2022 của IDC, gần 90% doanh nghiệp đã bắt đầu thực hiện chuyển đổi số với các bước cơ bản như tìm hiểu, nghiên cứu, cho tới bắt đầu triển khai, thực hiện. Hơn 30% lãnh đạo doanh nghiệp được khảo sát về vấn đề chuyển đổi số là vấn đề cấp thiết, nhận thấy hiệu quả trên nhiều khía cạnh như thấu hiểu khách hàng, tăng năng suất lao động, nâng cao khả năng sáng tạo,…

Nhiều doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống quản lý khách hàng thống nhất qua các ứng dụng mobile. Qua đó, giúp khách hàng tích hợp và quản lý thông tin khi sử dụng nhiều dịch vụ khác nhau như thanh toán các hóa đơn , tiền điện, mua sắm hay các dịch vụ tài chính khác. Hãy cùng Viettel Money tìm hiểu các xu hướng chuyển đổi số dưới đây nhé!

Phân biệt số hóa và chuyển đổi số

Hiện nay, còn nhiều người nhầm lẫn giữa số hóa và chuyển đổi số trước khi tìm hiểu về các xu hướng, chúng ta cùng phân biệt hai khái niệm trên để có cái nhìn tổng quan nhất nhé!

Điểm giống nhau: 

Chuyển đổi số và số hóa đều là áp dụng công nghệ vào doanh nghiệp nhằm đem lại hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp thông qua việc thay đổi cách thức vận hành, mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Điểm khác nhau:

– Số hóa : chỉ là chuyển đổi dữ liệu sang định dạng kỹ thuật số. Số hóa mô tả sự chuyển đổi thuần túy từ tương tự sang kỹ thuật số của dữ liệu và tài liệu hiện có.

 Ví dụ như scan tài liệu Word thành định dạng PDF file, hoặc quét một bức ảnh … Bản thân dữ liệu không bị thay đổi, nó chỉ được mã hóa ở định dạng kỹ thuật số.

– Số hóa có thể thu được lợi ích hiệu quả khi dữ liệu số hóa được sử dụng để tự động hóa các quy trình và cho phép khả năng truy cập tốt hơn, nhưng số hóa không tìm cách tối ưu hóa các qui trình hoặc dữ liệu.

– Chuyển đổi số là chuyển đổi mô hình kinh doanh của bạn sang mô hình kỹ thuật số. Quy trình này đòi hỏi ứng dụng công nghệ thông tin kỹ thuật số để biến đổi các quy trình của doanh nghiệp : đánh giá, tái cấu trúc, điều này có thể thay đổi mô hình kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Nếu số hóa là việc chuyển đổi dữ liệu thì chuyển đổi số là việc sử dụng dữ liệu chuyển đổi đó để phân tích, thay đổi quy trình vận hành, đưa ra những chiến lược, mô hình kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp.

Tham khảo thêm: Những giải pháp chuyển đổi số trong tương lai

Tầm quan trọng của việc chuyển đối số trong thời đại công nghệ 4.0

Chuyển đổi số ngày này nay là điều tất yếu trong thời đại công nghệ 4.0, nó có ảnh hưởng tới mọi mặt hoạt động doanh nghiệp và cả xã hội.

Các lợi ích của chuyển đổi số đó là giảm chi phí vận hành, tiếp cận khách hàng trong thời gian dài, tối ưu hóa quy trình làm việc,..Những điều này làm tăng tính hiệu quả doanh nghiệp hơn.

Đối với con người bình thường, chuyển đổi số sẽ làm thay đổi phong cách sống của chúng ta như việc thúc đẩy thói quen không dùng tiền mặt. 

Đối với nhà nước, chuyển đổi số dùng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi trải nghiệm người dùng với các dịch vụ do nhà nước cung cấp, làm thay đổi nghiệp vụ, mô hình cùng phương thức hoạt động của cơ quan nhà nước.

Những xu hướng chuyển đổi số hàng đầu 2022

Dựa theo báo cáo của IDC vào đầu năm 2022, có 5 xu hướng chính nổi bật trong quy trình chuyển đổi số như sau:

Xu hướng 1: Tự động hóa mô hình kinh doanh

Tự động hóa quy trình kinh doanh (BPA) là việc sử dụng phần mềm số để tự động các bước công việc nhiều bước và trùng lặp. 

So với các hình thức tự động hóa khác, các giải pháp BPA có xu hướng phức tạp hơn, chúng được kết nối với nhiều hệ thống công nghệ thông tin doanh nghiệp và được điều chỉnh cụ thể theo nhu cầu của từng công ty.

Trong tương lai, siêu tự động hóa sẽ là một xu hướng chuyển đổi số lớn.

Theo Gartner, 77% doanh nghiệp thường xuyên kết hợp, phát triển ứng dụng tự động hóa và các công cụ AI trong công việc thường nhật của họ. Nó sẽ xác định cách các công nghệ như máy học (machine learning), tự động hóa quy trình robot (RPA), trí tuệ nhân tạo (AI), low code và những công nghệ khác.

Bên cạnh đó, 93% các nhà lãnh đạo doanh nghiệp dự kiến sử dụng BPA vào năm 2023, theo báo cáo của công ty Tư vấn và Kiểm toán Deloitte. 

Hầu hết các doanh đã sử dụng và đang chuẩn bị kế hoạch triển khai các sáng kiến tự động hóa nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược, chẳng hạn như cải thiện năng suất, hiệu quả hoạt động và tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt hơn.

Xu hướng 2: Chú trọng về bảo vệ dữ liệu và tăng cường an ninh mạng

Thời điểm đầu 2020, sự bùng phát của dịch Covid-19 đã thúc đẩy xu hướng làm việc từ xa ( Work from home) của các nhân viên cũng như chuyển đổi số của các doanh nghiệp bằng cách chuyển đổi hầu hết những hoạt động làm việc lên môi trường số. Tuy nhiên, điều này cũng đẩy những dữ liệu doanh nghiệp gia tăng rủi ro về an toàn và bảo mật thông tin.

Và cũng tại thời điểm đó, tại Việt Nam, 23 phần mềm độc hại liên quan đến COVID-19 đã bị phát hiện. Chính nguyên nhân trên khi nhân viên nhấn vào những tập tin chứa mã độc này thì tin tặc dễ dàng đoạt quyền điều khiển máy tính, gây ra các nguy cơ bao gồm truy cập trái phép vào các cuộc họp trực tuyến, lộ dữ liệu nội bộ, gửi tin rác,…

Xu hướng 3: Các giải pháp không tiếp xúc và thanh toán kỹ thuật số

Theo Statista, giá trị giao dịch trong cả 2 phân khúc của Việt Nam đều đang ở mức cao và dự phóng sẽ có mức tăng trưởng ấn tượng trong thời gian sắp tới (2025), qua đó dự kiến đạt 19,5 tỷ đô la cho thương mại kỹ thuật số và khoảng gần 4 tỷ đô la Mỹ cho thanh toán POS di động vào năm 2025.

Trong khi đó, số lượng người dùng của thương mại kỹ thuật số lại có mức tăng trưởng và dự báo tốt hơn so với thanh toán qua POS di động (có dấu hiệu chững lại hơn trong giai đoạn dự báo 2021 – 2025).

Các loại ví điện tử, ứng dụng hiện nay cũng nổi lên như một phương pháp thanh toán không tiếp xúc:

Theo Decisionlab, các ứng dụng thanh toán phổ biến nhất trên thị trường lần lượt là Momo, ShopeePay (AirPay), ZaloPay và Viettel Money dựa trên tỷ lệ thâm nhập. Các ứng dụng này có những sự khác biệt nhất định. Trong khi Momo là một Ví điện tử độc lập, ZaloPay và ShopeePay hợp tác với các nền tảng đã có tên tuổi (Zalo và Shopee).

Xu hướng 4: Sự phát triển của nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP)

Nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP) là nguồn dữ liệu khách hàng quan trọng để doanh nghiệp có thể tận dụng khi xây dựng những chiến dịch truyền thông, tiếp thị và marketing. Sử dụng CDP sẽ giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp được cá nhân hóa và hấp dẫn tới khách hàng của mình.

CDP đã được ứng dụng tại các doanh nghiệp Đông Nam Á

Trong những năm trở lại đây, việc ứng dụng CDP trong kinh doanh đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong xu hướng chuyển đổi số, khi mà các chiến lược “cá nhân hóa” tiếp thị và bán hàng dựa trên nền tảng CDP của nhiều doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á được ứng dụng thành công.

Bên cạnh đó, việc hướng đến trải nghiệm khách hàng đa kênh (Omnichannel) đang buộc các nhà bán lẻ phải suy nghĩ lại về cách liên hệ với khách hàng và làm tối ưu và thú vị cho hành trình của khách hàng trên tất cả các kênh và điểm tiếp xúc.

CDP sẽ là công cụ tiếp thị và bán hàng cho người dùng cuối để cung cấp cái nhìn toàn cảnh 360° cho khách hàng.

Ở thị trường Việt Nam, CDP có thể được điều chỉnh để tích hợp vào hệ thống POS & ERP – hai hệ thống xuất hiện ở hơn 90% chuỗi bán lẻ của Việt Nam. Điều này giúp doanh nghiệp tiếp thị tới từng khách hàng qua Zalo, Tiki, Sendo, tin nhắn, hoặc hệ thống chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, CDP không chỉ dành cho bộ phận tiếp thị mà cũng có thể được sử dụng bởi bộ phận tài chính và CNTT để đưa ra quyết định nhanh chóng về dịch vụ, sản phẩm và các khoản tiêu dùng khác của công ty.

Xu hướng 5: Mô hình làm việc kết hợp – Hybrid work

Hybrid Working (Mô hình làm việc kết hợp) được áp dụng rộng rãi tại nhiều doanh nghiệp, cho phép nhân viên làm việc linh hoạt tại nhà & văn phòng. Tùy theo nhu cầu và đặc thù của doanh nghiệp sẽ chỉ định một vài bộ phận làm tại văn phòng, một số bộ phận làm việc tại nhà hoặc luân phiên cả 2 hình thức.

Trong năm 2020, các doanh nghiệp ở Việt Nam đã phải cho phép nhân viên làm việc tại nhà để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Mô hình lai này tạo ra sự kết hợp lý tưởng và được các nhân viên đánh giá cao và hưởng ứng nhiệt tình về chuyển đổi số.

Ngoài ra, các công ty có thể cân nhắc triển khai các công cụ và hệ thống áp dụng các công nghệ mới ví dụ như giám sát tiến độ từ xa, quản lý tài liệu và cộng tác với khách hàng,… để đảm bảo công việc được đảm bảo cũng như bắt kịp xu thế chuyển đổi số hiện nay.

Viettel Money – Kiến tạo cuộc sống mới – Ứng dụng chuyển đổi số bắt kịp xu thế

Các dịch vụ Viettel Money cung cấp sẽ giúp khách hàng tối ưu hóa cuộc sống của mình với những giao dịch nhanh chóng, an toàn, thuận tiện nhất. 

Bên cạnh đó, Viettel Money cũng giới thiệu tài khoản Mobile Money tạo điều kiện cho Khách hàng sử dụng chính thuê bao viễn thông để thực hiện các giao dịch Chuyển tiềnThanh toán:

– Chuyển, nhận tiền dễ dàng: Chuyển nhận tiền miễn phí, mọi lúc mọi nơi giữa các số điện thoại, số tài tài khoản liên ngân hàng và giao nhận tận tay khách hàng.

– Thanh toán: Với hệ thống hàng nghìn điểm giao dịch và chấp nhận thanh toán phủ khắp Việt Nam, việc thanh toán nay đã dễ dàng hơn với Viettel Money.

– Các dịch vụ tài chính đa dạng khác, tiện dụng chỉ trong vài thao tác như bảo hiểm, đầu tư, vay,…

Trên đây là những kiến thức về những xu hướng chuyển đổi số trong tương lai. Chúng ta cần ứng dụng chuyển đổi số để bắt kịp xu thế, những công nghệ mới trong tương lai. Hy vọng bài viết trên cũng cấp nhiều thông tin hữu ích dành cho bạn.

Mở Viettel Money – Trải nghiệm dịch vụ tài chính siêu tiện lợi

Tin tức khác

NHẬN THÔNG TIN
TỪ VIETTEL MONEY

_________________

Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel – Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.
Số 01, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
GCN ĐKHĐ: 0100109106-478 – Cấp lần đầu: 06/06/2019, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Văn Đại

NHẬN THÔNG TIN
TỪ VIETTEL MONEY

Viettel Digital

Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dịch vụ số ViettelChi nhánh Tập đoàn Công nghiệpViễn thông Quân đội.
Số 01, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
GCN ĐKHĐ: 0100109106-478 – Cấp lần đầu: 06/06/2019, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.