Tết Nguyên Tiêu – Đón trăng Rằm Tết Nguyên Tiêu
Sau Tết Nguyên Đán qua chúng ta sẽ đón không khí mới của Tết Nguyên Tiêu. Nhà nhà đều cầu gia đạo bình an, điều lành đến cho mọi người trong nhà.
Bắt đầu một năm mới mọi người đều mong muốn cầu những điều tốt đẹp, thuận lợi đến với mình, người thân, gia đình; để mọi chuyện khó khăn, trắc trở vượt qua nhẹ nhàng và có nhiều tài lộc, bình an cho gia quý mình.
Tết Nguyên Tiêu hay gọi là Rằm tháng Giêng là Rằm lớn và trọng đại nhất trong năm. Trong dân gian của ông cha ta có câu nói “Giỗ tết cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng” hay trong Phật Giáo có câu nói “Ăn chay niệm Phật cả năm, Không bằng dự hội ngày Rằm tháng Giêng” cho thấy tầm quan trọng về mặt tinh thần, tâm linh của ngày Tết Nguyên Tiêu đối với người dân Việt Nam. Không chỉ vậy, Tết Nguyên Tiêu còn có ở các nước khác.
Hãy cùng với Viettel Money tìm hiểu thêm về ngày Tết Nguyên Tiêu đặc biệt ý nghĩa này.
Tết Nguyên Tiêu diễn ra vào ngày nào?
Tết Nguyên Tiêu hay còn được gọi là Rằm tháng Giêng là một ngày lễ bắt nguồn từ Trung Quốc diễn ra trong tháng Giêng âm lịch từ giữa đêm trước trăng Rằm(ngày 14) đến hết ngày Rằm(ngày 15). Ngày Tết Nguyên Tiêu của năm 2023 rơi vào Chủ Nhật, ngày 5 tháng 2 Dương lịch. Người Việt rất coi trọng việc cúng lễ trong ngày Tết Nguyên Tiêu bởi đây là ngày Rằm đầu tiên của năm mới. Vậy nên Tết Nguyên Tiêu là ngày Rằm mang ý nghĩa quan trọng không kém cạnh ngày Tết cổ truyền đối với người Việt Nam.
Sự tích Tết Nguyên Tiêu
Nhiều tài liệu nhắc đến Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ thời Tây Hán, câu chuyện bắt đầu từ việc mỗi khi xuân đến các cung nữ lại nhớ nhà, nhớ quê nhưng trong cung lại canh gác rất nghiêm ngặt nên không thể ra ngoài để về được. Lúc này, Đông Phương Sóc – viên sủng thần của Hán Vũ Đế đã nhận thấy điều này và nảy ra ý định giúp đỡ cung nữ. Ông đã tung tin đồn ra là thành Trường An sẽ bị Hỏa thần xuống hạ nguyên tiêu Rằm tháng giêng thiêu rụi khiến người dân lo sợ, sau đó đưa ra hiến kế với nhà vua rằng vào ngày Tết Nguyên Tiêu này vua cùng hoàng thân quốc thích nên đi lánh nạn ở ngoài cung và trong ngày đó sẽ cho người treo đèn lồng đầy sân để giả cảnh lửa cháy để lừa Hỏa thần. Nhờ đó mà loài người qua được một kiếp.
Hán Vũ Đế đã đồng ý với kế sách này của Đông Phương Sóc và thế từ đó vào ngày Rằm tháng giêng hằng năm cả nước đều treo đèn lồng và các cung nữ đều có thể về nhà, về quê để gặp mặt người thân của mình. Ngày này đã được lưu truyền, lan rộng qua nhiều thế kỷ và ảnh hưởng đến Việt Nam, tuy nhiên do sự ảnh hưởng của phong tục tập quán của Việt Nam mà Tết Nguyên Tiêu tại Việt Nam đã khác biệt so với Trung Quốc.
Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Tiêu
Tết Nguyên Tiêu dịch ra mang nghĩa là đêm Rằm đầu tiên trong năm ở đây “Nguyên” nghĩa là thứ nhất, “Tiêu” nghĩa là đêm. Ngoài ra Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là Lễ Thượng Nguyên hay Tết Thượng Nguyên để phân biệt với Rằm tháng bảy(Tết Trung Nguyên) và Rằm tháng mười(Tết Hạ Nguyên). Tết Nguyên Tiêu cũng là một ngày lễ quan trọng với Phật giáo hằng năm, vì vậy có câu nói rằng “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng giêng” hay “Cúng quanh năm không bằng ngày Rằm tháng giêng”.
Vào ngày Tết Nguyên Tiêu này, mỗi gia đình thường sẽ bày một mâm cỗ cúng để thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối với Phật hay cầu ông bà tổ tiên mong năm mới an lành có nhiều tài lộc. Tùy vào phong tục tập quán của mỗi vùng miền mà sẽ có nhiều cách thể hiện mâm cỗ khác nhau nhưng đều chung mục đích tỏ lòng thành kính với Phật và tổ tiên mình.
Tết Nguyên Tiêu Việt Nam, Trung Quốc hay các nước bạn khác nhau thế nào?
Tết Nguyên Tiêu được du nhập vào Việt Nam vào thời kỳ bắc thuộc nhưng do sự ảnh hưởng của phong tục tập quán của Việt Nam mà có sự khác biệt với Trung Quốc. Đối với người Hoa đây là ngày lễ hoa đăng, treo đèn lồng đỏ và thả đèn lồng cầu nguyện cho năm mới bình an thì ở Việt Nam vào ngày lễ này các Phật tử các nơi đều kéo về viếng chùa lễ Phật cầu mong gia đạo bình an. Các chùa thường tổ chức Đàn Dược sư, tụng kinh dược sư trong suốt tháng Giêng và kêu gọi các Phật tử cùng tụng niệm mong muốn phước báo an lành đến mọi người trước thềm năm mới.
Tết Nguyên Tiêu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, Tết Nguyên Tiêu là ngày Rằm tháng Giêng cũng là dịp mọi người lên chùa cúng sao giải hạn cho gia đạo mình bình an và ước nguyện điều lành đến với mọi người trong nhà. Vào ngày Tết Nguyên Tiêu ở Quận 5, TP Hồ Chí Minh sẽ tổ chức nhiều lễ hội đặc sắc và phong phú như múa lân sư rồng, đố chữ, viết thư pháp hay thư họa. Người dân vào ngày Tết Nguyên Tiêu sẽ ăn gà luộc, bánh ú, xôi gấc,…với mong muốn cầu điều may, hạnh phúc, ấm no cho gia đình.
Tết Nguyên Tiêu tại Trung Quốc
Tết Nguyên Tiêu hay Tết Thượng Nguyên ở Trung Quốc người dân sẽ cúng tế cầu an cầu phước, ăn bánh trôi nước, há cảo, bánh táo đỏ, màn thầu, bánh yến mạch,… còn có lễ hoa đăng(thả lồng đèn) nhà nhà đều treo đèn lồng, mọi người thi nhau đoán hình thù trên lồng đèn và ghi ước nguyện lên đèn lồng rồi thả lên trời cầu điều may, sức khỏe.
Tết Nguyên Tiêu tại nhiều quốc gia khác
Ở Hàn Quốc, Tết Nguyên Tiêu được xem là lễ Daeboreum (대보름), mọi người sẽ cùng nhau chơi những trò chơi truyền thống và vào đêm trước lễ mọi người sẽ leo núi để nhìn thấy mặt trăng mọc cầu may mắn,…
Tết Nguyên Tiêu tại Nhật Bản là lễ 小 正月 (Koshōgatsu) cầu nguyện cho một vụ mùa bội thu và mọi người sẽ ăn cháo đậu đỏ vào buổi sáng.
Ngày Tết Nguyên Tiêu tại Philippines sẽ có những chương trình diễu hành đặc sắc.
Cách cúng ngày Tết Nguyên Tiêu như thế nào?
Vào ngày Tết Nguyên Tiêu, người dân thường sẽ lên chùa lễ phật để cầu mong bình an, gia tăng phúc thọ. Ngoài ra mọi người có thể làm việc thiện, phóng sinh, thả đèn hoa đăng, dọn dẹp bàn thờ và làm lễ cúng gia tiên,…
Ngày cúng Tết Nguyên Tiêu tốt nhất cho năm 2023 là sáng 05/02/2023 (nhằm 15/01 âm lịch), tuy nhiên nếu có việc bận thì bạn có thể cúng vào ngày 04/02/2023 (nhằm 14/01 âm lịch). Giờ Ngọ chính là giờ cúng tốt nhất của Tết Nguyên Tiêu.
Mâm cỗ cúng Tết Nguyên Tiêu cũng khá khác so với cúng Rằm hàng tháng, vì nó là dịp khá quan trọng nên mâm cỗ cũng sẽ đủ đầy hơn khi có thêm xôi gấc, đĩa giò,… ngoài ra chúng ta còn cần chuẩn bị mâm cỗ cúng Phật, mâm cỗ cúng gia tiên.
Mâm cỗ cúng Tết Nguyên Tiêu
- Thịt vai luộc: 5 lạng.
- Canh măng: 1 bát.
- Xào thập cẩm: 1 đĩa.
- Nem: 1 đĩa.
- Rau xào: 1 đĩa.
- Giò: 1 đĩa.
- Xôi gấc: 1 đĩa.
- Hoa quả: 1 đĩa.
- Các vật phẩm khác: Rượu, trầu cau, đèn cầy, vàng mã.
Đặc biệt, trong mâm lễ cúng Tết Nguyên Tiêu không thể thiếu bánh trôi nước với ý nghĩa mong muốn mọi việc trong năm đều trôi chảy.
Mâm cỗ chay cúng Phật ngày Tết Nguyên Tiêu
Một mâm cỗ cúng Phật ngày Tết Nguyên Tiêu đầy đủ gồm:
- Hoa quả,
- Chè xôi
- Các món đậu,
- Món canh, món xào
Điều đặc biệt ở mâm cỗ cúng Phật trong Tết Nguyên Tiêu là phải có đủ màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Ngày nay, mâm cỗ cúng Phật ngày Tết Nguyên Tiêu còn có thể chè trôi nước với ước nguyện cả năm mọi việc đều trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy.
Mâm cỗ mặn cúng Gia Tiên ngày Tết Nguyên Tiêu
Bên cạnh mâm cỗ cúng Phật, mâm cỗ cúng Rằm còn có mâm cúng gia Tiên trong Tết Nguyên Tiêu sẽ là đồ mặn gồm có 4 bát và 6 dĩa tùy theo gia đình mà có thể nhiều hơn.
- 4 bát sẽ gồm: Bát miến, ninh măng, bát mọc, bát bóng.
- 6 dĩa gồm thịt heo thịt gà, giò chả, nem thính tùy theo gia quý có thể thay bằng đĩa xào, đồ chua, đĩa xôi hoặc bánh chưng và bát nước chấm.
Văn khấn cúng Rằm tháng Giêng chuẩn nhất
Văn khấn cúng rằm tháng Giêng không cần phải quá phức tạp. Gia chủ có thể tham khảo mẫu văn như sau:
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Ông Bà nội ngoại.
(chúng) con tên là: … Ngụ tại số: …
Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm…, gặp tiết Nguyên tiêu, con bày tỏ lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
(chúng) con kính mời ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, thần tiên Ngũ phương Bát hướng Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
(chúng) con kính mời chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành.
Khấn xong, vái 3 vái.
Cần lưu ý gì khi cúng Tết Nguyên Tiêu
Tết Nguyên Tiêu là ngày Rằm đầu tiên, lớn nhất trong năm bạn cần lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng tuyệt đối không bày đồ cúng trong ngày Tết Nguyên Tiêu bằng hoa giả, trái cây giả, đầu lợn hay các món chay giả mặn.
Ngoài ra trong Tết Nguyên Tiêu, người ta còn kiêng kỵ:
- Để thùng gạo trong nhà bị lộ đáy: người xưa cho rằng nếu đầu năm mà thùng gạo trong nhà bị trống hay ít để bị lộ đáy thì cả năm đấy sẽ đói kém.
- Kiêng câu cá: câu cá vào ngày trăng tròn sẽ mang đến vận đen.
- Kiêng nói tục, chửi bậy: nếu ngày cúng đó mà nói tục chửi bậy thì sẽ mang đến nhiều thị phi, điềm không lành.
- Kiêng quan hệ nam nữ: người xưa quan niệm rằng quan hệ nam nữ vào ngày Tết Nguyên Tiêu Rằm sẽ mang đến điều xui rủi.
Tết Nguyên Tiêu là một ngày Rằm lớn trong năm. Mong rằng qua bài viết trên, mọi người có thể hiểu thêm về Tết Nguyên Tiêu và cách cúng Rằm để mang lại nhiều tài lộc, bình an cho gia đình của mình.
Tham khảo thêm bài viết: Tết Nguyên Đán – Phong vị cổ truyền của người Việt
Bài viết giới thiệu ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu và thông tin thêm khác về ngày Tết này của người Việt Nam . Hy vọng mọi người sẽ có thể hiểu thêm, biết thêm thông tin về ngày Tết khác của Việt Nam và chúc mọi người bình an hạnh phúc bên gia đình!