Ngày 20/11 là ngày gì? Ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20 tháng 11 hàng năm, từ lâu đã trở thành ngày lễ “tôn sư trọng đạo”. Tuy nhiên ngày Nhà giáo Việt nam bắt nguồn từ đâu? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

ngày nhà giáo việt nam

Ngày Nhà giáo Việt Nam (hay Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành Giáo dục và là Ngày Nhà giáo, ngày “tôn sư trọng đạo” nhằm mục đích tôn vinh những người dạy học và những người trong ngành giáo dục.

Vào Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo viên (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – FISE).

Hãy cùng Viettel Money tìm hiểu thêm chi tiết về ngày lễ “Tôn sư trọng đạo” ngay bài viết dưới đây nhé!

Nguồn gốc ngày Nhà giáo Việt Nam

Nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh.

Đồng thời, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.

Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22/7/1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.

Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958.

Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.

Hàng năm, kỷ niệm lịch sử ngày 20/11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo viên trong vùng tạm chiếm nói riêng, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của anh chị em giáo viên kháng chiến nói chung.

Theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 – HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Trong đó có điều khoản quy định, lấy ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.

Ngày 20/11/1982, là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta. Từ đó đến nay, đây là ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người.

Đây là ngày lễ nhằm tri ân những nhà giáo, những tấm gương hoạt động giáo dục có đóng góp cho ngành giáo dục Việt Nam. Và vào ngày này, các thế hệ học trò cũng như các ngành nghề khác đều dành thời gian để nhìn lại và tri ân các cống hiến thầm lặng của những thầy cô của họ.

Ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20/11 là một ngày kỷ niệm được tổ chức hàng năm – ngày Nhà Giáo Việt Nam, đây là ngày lễ “tôn sư trọng đạo” nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành giáo dục và là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn đối với những người Thầy đã dạy bảo.

Việc tổ chức ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11 hàng năm đã sớm trở thành ngày hội truyền thống của giáo giới Việt Nam, thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta – dân tộc có mấy nghìn năm văn hiến và có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.

Những hoạt động tổ chức trong ngày lễ 20/10

Với sự hưởng ứng nhiệt liệt trong ngày lễ 20/11, nhiều cơ quan tổ chức cùng hàng triệu những cô, cậu học trò đã tổ chức nhiều hoạt động dành tặng cho những người thầy, người cô nhằm chia sẻ niềm vui, tri ân tới những người đã góp công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Một số hoạt động phổ biến có thể kể đến như:

Tổ chức hội giảng

Hằng năm, cứ đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, giáo viên các lớp lại tích cực đăng kí tham gia hội thi thao giảng chào mừng ngày lễ như một cách thể hiện sự tôn vinh nghề giáo cũng như thể hiện tình cảm yêu thương học trò vô bờ bến. 

Đây là hoạt động được diễn ra với không khí hết sức sôi nổi, tạo điều kiện cho các thầy cô giáo thể hiện năng lực chuyên môn, học tập, trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy, tổ chức hoạt động học tập cho học sinh, khai thác sử dụng hiệu quả, sáng tạo phương tiện, đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học.

Với tinh thần và ý nghĩa đó, các tổ khối trong các đơn vị trường học đã tổ chức thao giảng với nhiều khẩu hiệu như: “Tiết học hay, ngày học tốt”, “Thầy mẫu mực, trò chăm ngoan, lớp khang trang, trường thân thiện”,…

Kết hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin và vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, phần lớn các tiết dạy đều diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao. Học sinh tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập, giao tiếp tự nhiên trước lớp, nắm bắt bài nhanh. 

Sau các tiết dạy, ban giám hiệu và giáo viên trong tổ, khối sẽ tiến hành chia sẻ, góp ý với đồng nghiệp để tất cả cùng rút ra cho mình những bài học bổ ích về phương pháp, cách thức tổ chức tiết học cho phù hợp, hiệu quả và phát huy cao nhất tự tập trung, hưởng ứng học tập của học sinh. 

Cũng qua tiết dạy thao giảng, giáo viên sẽ có những điều chỉnh trong dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp mình, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. 

Có thể nói việc tổ chức thao giảng chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11 là hoạt động rất thiết thực và bổ ích góp phần nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm của các giáo viên. Đặc biệt, đây cũng là dịp làm cho thầy trò trở nên gần gũi, gắn bó, yêu quý và tự hào về ngôi trường của mình, nâng cao uy tín với phụ huynh học sinh.

Thi làm đồ dùng học tập

Hội thi được tổ chức nhằm khuyến khích, động viên giáo viên tự làm thiết bị, đồ dùng dạy học nhằm phục vụ có hiệu quả công tác dạy và học. 

Tạo điều kiện cho giáo viên phát huy được tính sáng tạo trong nghiên cứu, cải tiến các đồ dùng, thiết bị dạy học hiện có hoặc tự làm thêm các đồ dùng, thiết bị dạy học cần thiết trong công tác giảng dạy để tạo ra hứng thú học tập cho học sinh. 

Qua hội thi, ban giám khảo lựa chọn ra những bộ đồ dùng, thiết bị dạy học tiêu biểu để phổ biến rộng rãi trong từng môn học. Đây cũng là căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên về khả năng tự làm đồ dùng, thiết bị dạy học, từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nhằm nâng cao khả năng tự làm đồ dùng, thiết bị dạy học của giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay.

Hội diễn văn nghệ

Vui tươi, hào hứng, phấn khởi, múa hát với cả lòng mình,… là cảm nhận chung của tất cả mọi người khi xem xong chương trình Hội diễn văn nghệ chào mừng ngày lễ của thầy cô 20-11 do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh kết hợp với Công Đoàn trường và tổng phụ trách Đội tổ chức ở mỗi đơn vị trường học. 

Hội thi tạo điều kiện để học sinh, sinh viên giao lưu, thắt chặt hơn nữa tinh thần đoàn kết đồng thời giáo dục tư tưởng chính trị cho học sinh, tăng cường giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, lối sống nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh phổ thông, góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 

Nội dung hội thi văn nghệ xoay quanh chủ đề về mái trường, thầy cô, bạn bè; ca ngợi truyền thống về ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11; ca ngợi tình yêu đối với quê hương đất nước, Đảng, Đoàn, Đội và Bác Hồ, phản ánh những ước mơ, tình cảm trách nhiệm của tuổi trẻ với sự nghiệp đổi mới đất nước, khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam. 

Với nhiều thể loại phong phú, học sinh thoải mái phát huy ý tưởng, sự sáng tạo trong phong cách biểu diễn như: hát đơn ca, tốp ca, đồng ca, múa, nhảy aerobic, kịch,…

Học trò tặng quà cho thầy cô

Đây có thể là những món quà vật chất hoặc tinh thần, nhưng các món quà đều mang tình yêu thương và tri ân của thế hệ học trò đến thầy cô.

Những đoá hoa tươi thắm

Hoa là món quà thiết thực và được yêu thích nhất mà các cô, cậu học trò có thể dành tặng cho những người thân yêu của mình trong những ngày lễ để gửi gắm những thành ý thực sự của họ. 

Mặc dù mỗi loại hoa có một ý nghĩa riêng nhưng bạn không nên quá quan tâm đến nó. Nếu bạn muốn tìm một bó hoa tươi dành tặng người phụ nữ của mình trong ngày lễ 

Những Voucher mua sắm hấp dẫn

Hiện tại Viettel Money đang có những Voucher ưu đãi, vô cùng hấp dẫn. Bạn có thể sử dụng những Voucher này để tặng cho thầy cô vào ngày 20/11 để thầy cô có thể thoải mái mua sắm.  Những Voucher bạn có thể tặng cho thầy cô như:

Như vậy là Viettel Money đã giới thiệu cho bạn xong chi tiết về ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Mong rằng các bạn đã biết cách tạo ra các hoạt động cũng như dành tặng các món quà ý nghĩa cho những người chèo lái con thuyền của cuộc đời mình nhé.

Mở Viettel Money – Tặng món quà ý nghĩa cho thầy cô

Tin tức khác

NHẬN THÔNG TIN
TỪ VIETTEL MONEY

_________________

Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel – Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.
Số 01, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
GCN ĐKHĐ: 0100109106-478 – Cấp lần đầu: 06/06/2019, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Văn Đại

NHẬN THÔNG TIN
TỪ VIETTEL MONEY

Viettel Digital

Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dịch vụ số ViettelChi nhánh Tập đoàn Công nghiệpViễn thông Quân đội.
Số 01, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
GCN ĐKHĐ: 0100109106-478 – Cấp lần đầu: 06/06/2019, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.