Giải ngân là gì? Quy trình và phí giải ngân khoản vay
Giải ngân là gì và tại sao có phí giải ngân? Quy trình giải ngân khoản vay được thực hiện thế nào? Có những bất cập gì liên quan đến phí giải ngân khoản vay?
Giải ngân là thuật ngữ xuất hiện phổ biến và được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực tài chính. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp thuật ngữ này trong các phương tiện quảng cáo cho các chương trình hỗ trợ tài chính hay các giao dịch vay vốn trên thị trường.
Trong đó, giải ngân khoản vay là bước cuối cùng mang tính quan trọng trong bất kỳ cứ chu trình vay tiêu dùng. Nắm bắt kỹ lưỡng các quy trình trong vay vốn nói chung và quy trình giải ngân nói riêng, bạn sẽ chủ động hơn trong việc quản lý quá trình vay vốn của mình. Vậy giải ngân là gì? Các quy trình thực hiện giải ngân diễn ra như thế nào? Có bất cập gì xoay quanh về vấn đề phí giải ngân hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan về giải ngân khoản vay
Giải ngân khoản vay là gì?
Giải ngân hay giải ngân khoản vay là khoản tiền mà người vay sẽ được nhận từ ngân hàng hoặc các tổ chức cho vay sau khi cả hai bên đồng ý ký kết với các thỏa thuận trong hợp đồng cho vay. Quy trình giải ngân khoản vay sẽ được diễn ra và thực hiện bởi bên cho vay sau khi hai bên hoàn thiện mọi thủ tục, hồ sơ đăng ký vay trước đó cũng như chấp thuận mọi điều kiện cho vay trong hợp đồng. Đây được xem là bước cuối cùng không thể thiếu trong bất kỳ quá trình vay vốn nào.
Giải ngân khoản vay có thể được thực hiện trong 1 lần hoặc được chia ra nhiều đợt khác nhau tùy thuộc vào sự thống nhất của hai bên trong hợp đồng vay tài chính. Nguồn tiền giải ngân có thể tồn tại dưới nhiều hình thức đa dạng như tiền mặt, thẻ tín dụng, tấm séc,…
Các hình thức giải ngân hiện hành
Các hình thức giải ngân sẽ phụ thuộc vào gói vay và mục đích vay ban đầu mà người vay đã đăng ký với ngân hàng hay các tổ chức tín dụng. Có nhiều hình thức giải ngân tùy vào quy định của đơn vị cho vay, tuy nhiên có 2 hình thức giải ngân khoản vay chính và phổ biến trên thị trường tài chính vay vốn:
Giải ngân phong tỏa
Giải ngân phong tỏa là hình thức giải ngân khi khách hàng ngân được nguồn tiền giải ngân sẽ không thể rút số tiền này ngay để sử dụng. Cụ thể, khi khoản tiền vay được chuyển đến cho khách hàng, số tiền này sẽ bị khóa tạm thời và bạn sẽ không thể rút số tiền này ra ngay để sử dụng. Thay vào đó, bạn phải hoàn thành các thủ tục mua bán hoặc hoàn tất việc ký sang tên tài sản thì mới có thể sử dụng khoản vay này.
Hình thức giải ngân này sẽ phù hợp với các nhu cầu sử dụng tài chính như mua nhà, mua xe, giao dịch bất động sản,…
Giải ngân không phong tỏa
Trái lại với giải ngân phong tỏa, hình thức giải ngân không phong tỏa sẽ cho phép khách hàng tiền trong tài khoản tín dụng của mình sau khi tổ chức cho vay chuyển tiền vay vào tài khoản của bạn. Bạn có toàn quyền sử dụng khoản tiền này từ việc rút tiền đến thậm chí việc chuyển tiền cho bên thứ ba.
Hình thức này mang lại lợi ích rất lớn cho khách hàng vì tính nhanh chóng và tiện lợi trong các trường hợp cần tài chính cấp thiết. Tuy nhiên, hình thức giải ngân khoản vay này chỉ được áp dụng bởi một số chi nhánh hay đơn vị tín dụng với khoản vay nhỏ vì tính rủi ro cao đối với bên cho vay.
Thời gian giải ngân
Thời gian giải ngân linh động tùy theo từng trường hợp vay vốn khác nhau. Nếu các chu trình đăng ký, xét duyệt hồ sơ đầy đủ và đơn giản, thời gian giải ngân khoản vay của bạn chỉ kéo dài từ 1 – 2 ngày.
Ngược lại, nếu bạn không hoàn thiện các hồ sơ đầy đủ hoặc độ phức tạp của hồ sơ vay cao, thì sẽ tùy thuộc vào đơn vị cho vay mà thời gian có thể kéo dài hơn. Thông thường, với các hồ sơ vay phức tạp, chu trình xét duyệt và giải ngân có thể kéo dài 5 – 6 ngày, thậm chí vài tuần. Khi này bạn cần theo dõi sát sao các thông báo từ phía cho vay nhằm bổ sung kịp thời thông tin cần thiết cũng như thuận lợi cho quy trình giải ngân hơn.
Các bước trong thủ tục giải ngân khoản vay
Hồ sơ chuẩn bị
Tùy vào gói vay mà đăng ký cũng như từng cơ sở tín dụng mà sẽ yêu cầu các hồ sơ pháp lý riêng biệt. Tuy nhiên, sau đây là một số giấy tờ, hồ sơ cần thiết luôn được yêu cầu trong quá trình xét duyệt vay và giải ngân khoản vay.
- Hồ sơ chứng minh thư (CMND/CCCD, Sổ hộ khẩu, tạm trú, Hộ chiếu)
- Hồ sơ tài chính
- Hồ sơ pháp lý
- Hồ sơ tài sản đảm bảo
- Hồ sơ mục đích sử dụng vốn
- Hoặc một số giấy tờ liên quan khác tùy tổ chức cho vay.
Các hồ sơ cần phải còn hiệu lực pháp lý, hiện trạng nguyên vẹn, hoặc được các nhận bởi các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ trước khi vay nhằm thuận tiện cho các công tác xét duyệt và giải ngân khoản vay.
Quy trình giải ngân
Quy trình giải ngân theo cơ bản sẽ trải qua 5 bước thực hiện, áp dụng cho mọi trường vay tài chính và sẽ có biến động tùy theo yêu cầu của công ty cho vay.
Bước 1: Đăng ký và xác thực thông tin khách hàng.
Bắt đầu quá trình vay, khách hàng sẽ được yêu cầu cung cấp các thông tin cơ bản, bao gồm các thông tin cá nhân, mục đích vay, hoặc có thể tiềm năng trả nợ vay của bạn. Các thông tin này cần được kê khai một cách chính xác cho nhân viên tài chính nhằm phục vụ cho công tác xác thực và hỗ trợ đăng ký vay vốn cho khách hàng.
Bước 2: Thực hiện thủ tục cần thiết
Đến bước tiếp theo này, bạn sẽ cần phải chuẩn bị và cung cấp các hồ sơ, giấy tờ cần thiết và mang tính pháp lý. Động tác này mang tính quan trọng cao vì nó có ảnh hưởng lớn đến các hạn mức, lãi suất cũng như việc chấp thuận cho vay từ phí ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Các giấy tờ, hồ sơ cần thiết sẽ liên quan đến các hồ sơ đã được đề cập trước đó.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, bên cho vay sẽ tiến hành các bước kiểm tra và xác thực tính chính xác của hồ sơ. Họ sẽ xem xét về độ uy tín và tính phù hợp của bạn với các điều kiện vay của tổ chức. Nếu có bất kỳ sự thiếu sót nào, bên cho vay sẽ thông báo đến bạn để kịp thời bổ sung và tối ưu thời gian xét duyệt thuận lợi và nhanh chóng hơn. Yêu cầu bổ sung có thể là các giấy tờ cần thiết khác hoặc tổ chức tín dụng sẽ đưa ra các câu hỏi nhất định nhằm đảm bảo tính xác thực thông tin mà bạn cung cấp.
Bước 4: Phê duyệt khoản vay
Nhân viên tài chính sau khi xem xét sơ bộ về thông tin khách hàng, yêu cầu đăng ký vay của bạn cùng các hồ sơ thông tin sẽ được chuyển đến đơn vị cấp cao hơn. Tại đây, quản lý tài chính sẽ thẩm định lại độ xác thực và quyết định có phê duyệt đối với hồ sơ của bạn hay không. Đối với các khoản vay lớn, hồ sơ sẽ được chuyển thẳng đến các tổ thẩm định chuyên biệt nhằm đảm bảo độ minh bạch và an toàn không chỉ cho khách hàng mà còn tổ chức tín dụng.
Bước 5: Giải ngân
Giải ngân khoản vay sẽ là bước cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng của toàn bộ quy trình vay vốn. Nếu hồ sơ của bạn đã được thẩm định và xét duyệt thành công, tổ chức cho vay sẽ tiến hành giải ngân khoản vay cho bạn theo như những thỏa thuận của bạn và bên cho vay trước đó.
Những lưu ý về giải ngân khoản vay
Các lưu ý chung
Bạn cần cung cấp các thông tin cá nhân chính xác cũng như chuẩn bị đầy đủ các thủ tục hồ sơ cần thiết nhằm hỗ trợ quy trình giải ngân khoản vay diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn.
Cần có kế hoạch vay vốn rõ ràng và tính toán thời gian trước khi vay để khoogn gây ảnh hướng đến các dự định sử dụng vốn trong tương lai.
Nên theo dõi các thông báo từ tổ chức tín dụng nhằm sắp xếp thời gian hỗ trợ cung cấp thông tin cần thiết cho bên cho vay. Điều này giúp bạn tránh các bất cập và mâu thuẫn với công ty cho vay khi không cập nhật kịp thời các thông tin mới nhất.
Cần xem xét kỹ lưỡng các quy định vay trong hợp đồng trước khi ký kết và tiến hành giải ngân. Các thay đổi sau này sẽ ảnh hưởng đến độ tin cậy của bạn đến tổ chức cho vay cũng như các ảnh hưởng xấu đến các quy trình vay vốn khác trong tương lai.
Về phí giải ngân
Hiện nay, một số tổ chức cho vay yêu cầu khách hàng đóng phí giải ngân khi thực hiện tác vụ giải ngân khoản vay cho khách hàng. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng phí giải ngân không thuộc bất kỳ quy định của Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể, theo Nghị định số 161/2006/NĐ-CP, Thông tư số 01/TT-NHNN cho biết, giải ngân khoản vay không phải là nghiệp vụ cung ứng dịch vụ thanh toán bằng tiền mặt của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về hoạt động thanh toán. Do đó, việc thu phí liên quan đến hoạt động cho vay không thuộc phạm vi áp dụng của thông tư này. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu rõ về các chi phí phát sinh của tổ chức cho vay trước khi tiến hành thỏa thuận và ký kết.
Xem thêm: Tìm hiểu thêm về các chi phí khi vay tài chính
Làm sao giải ngân nhanh?
Tìm một tổ chức cho vay uy tín với thời gian giải ngân nhanh sẽ không khó khi bạn biết đến Viettel Money. Viettel Money là hệ sinh thái tài chính ưu việt với các tính năng thanh toán trực tuyến khoản vay nhanh chóng và vượt trội. Viettel Money không chỉ hỗ trợ khách hàng giải quyết các hóa đơn sinh hoạt thường nhật mà còn giúp khách hàng kết nối với các khoản vay nhanh chóng với thủ tục đơn giản cũng thời gian giải ngân lý tưởng.
Đăng ký và thanh toán vay tại Viettel Money, bạn sẽ an tâm vay vốn mà không cần lo ngại về các thủ tục rườm rà, thời gian chờ đợi giải ngân lâu, hay rủi ro bị tính các chi phí phụ thu không rõ ràng. Các tổ chức liên kết và hợp tác với Viettel Money luôn là những tổ chức tín dụng hàng đầu trên thị trường như FE Credit, HomeCredit, Ngân hàng OCB,… Đến với Viettel Money, mọi thao toán vay tài chính sẽ được đảm bảo tuyệt đối và đơn giản hóa, giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như quản lý khoản vay một cách hiệu quả và thông minh hơn.
Hướng dẫn thanh toán khoản vay trên Viettel Money
Giải ngân khoản vay là thủ tục quen thuộc đối với những người vay đã và đang tham gia vay tài chính tại các ngân hàng hay tổ chức tín dụng uy tín. Việc giải ngân sẽ cực kỳ nhanh chóng và đơn giản nếu bạn cung cấp đầy đủ các hồ sơ cần thiết và mang tính xác thực cao cho các công ty cho vay. Ngoài ra, để tham gia các khoản vay đáng tin cậy với thời gian giải ngân ngắn, bạn có thể tin tưởng Viettel Money với mức độ uy tín cao cũng như khả năng cung cấp các giải pháp tài chính chất lượng. Hãy tham gia đăng ký và thanh toán tại Viettel Money ngay để trải nghiệm dịch vụ vay uy tín giúp bạn tránh xa các rủi ro vay vốn như rò rỉ thông tin cá nhân hay phát sinh chi phí không rõ ràng.
Viettel Money – Nền tảng kết nối vay vốn đáng tin cậy