Tết Nguyên Đán – Ngày lễ sum vầy của người dân Việt Nam

Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023 đang đến dần. Đây là dịp lễ lớn và quan trọng nhất của người Việt. Cùng Viettel Money tìm hiểu thêm về nét đẹp văn hóa Việt này nhé!

tết nguyên đán

Tết Nguyên Đán có ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc và quan trọng nhất trong các lễ hội truyền thống với người dân đất Việt. Tết là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới. Đây cũng là thời điểm mà mọi người và có thể trở về quê hương sum vầy bên gia đình và tất cả người thân.

Ngày lễ này thể hiện cho sự trường tồn cuộc sống, biểu hiện gắn kết chặt chẽ của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên và đất trời. Mọi người thường thể hiện niềm tin thiêng liêng, cao cả trong đời sống tâm linh vào ngày lễ này.

Mỗi dịp Tết Nguyên Đán nhà nhà đều thực hiện các hoạt động truyền thống sôi nổi và ý nghĩa như mua sắm ngày Tết, dọn dẹp và trang trí nhà cửa, tảo mộ, gói bánh, đi chúc Tết, lì xì, đi chùa,…

Tết Nguyên Đán là ngày gì?

Tết Nguyên Đán hay gọi tắt Tết là dịp lễ cổ truyền quan trọng nhất trong năm của người dân Việt Nam, thường được tính vào đầu năm Âm lịch. Tùy mỗi địa phương vùng miền, Tết Nguyên Đán có những tên gọi khác nhau như Tết Âm lịch, Tết Cả, Tết ta, Tết cổ truyền,…

Cách đọc đúng nhất phiên theo âm chữ Hán Việt là Tết Nguyên đán. Cách tính ngày âm lịch Việt Nam có khác với cách tính của Trung Quốc. Bởi thế nên Tết của Việt Nam không trùng với Tết của người Trung Quốc.

Tìm hiểu thêm: Bí quyết để có một chuyến du lịch Tết trọn vẹn và hạnh phúc

Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán

Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán vẫn còn đang được bàn luận trong thời gian qua. Phần lớn các thông tin này đều cho rằng ngày Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Ngày Tết được xem là đã du nhập về Việt Nam trong 1000 năm bắc thuộc từ Trung Quốc. Theo sự tích “Bánh chưng bánh dày” người Việt đã ăn Tết từ trước thời vua Hùng. Thời gian đó được đánh giá trước thời điểm 1000 năm bắc thuộc.

Có thể thấy Tết Nguyên Đán ở Việt Nam đã có từ rất lâu và có ý nghĩa cho nhiều người. Như vậy có có thể nói Tết có nguồn gốc từ lâu đời. Tết cổ truyền của hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc có những nét tương đồng bởi có ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy vậy nhưng những nét đặc trưng vẫn có sự riêng biệt của hai quốc gia.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc chuyển tiền ngày Tết có nhận được không

Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán với người dân Việt Nam

Tết Nguyên đán không chỉ là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới âm lịch của người Việt mà nó còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa tâm linh.

Tết là thời điểm giao thời giữa vạn vật và con người

Tết luôn được xem là thời điểm giao thoa giữa trời đất, thần linh với con người. Tết có nghĩa là tiết – biểu hiện cho thời tiết vận hành theo 4 mùa trong năm. Đây là thời điểm bắt đầu của 4 mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, một chu trình của một năm. Đây là thời điểm đặc biệt cho nền kinh tế xưa khi dựa vào nông nghiệp là chủ yếu.

Tết là dịp để tỏ lòng thành kính đến ông bà tổ tiên và gia đình

Đây có thể nói đây là dịp quan trọng nhất trong năm. Tết là thời điểm mà con cháu trong nhà sẽ tập trung lại để dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên mâm cơm, mâm ngũ quả trang trọng nhất. Đây là dịp bày tỏ tình cảm và lòng thành kính với gia đình hiệu quả. Tới dịp lễ này ông bà tổ tiên sẽ về nhà ăn Tết cùng con cháu và phù hộ cho gia đình được mạnh khỏe và thành công hơn.

Tết Nguyên Đán là ngày để mong cầu sự may mắn và hy vọng cho một năm thịnh vượng

Năm mới tượng trưng cho mở đầu mới của mỗi người, bởi vậy vào mỗi dịp Tết đến mọi người thưởng rủ nhau đi chùa để cầu may mắn cho một năm sắp tới.

Từ xưa đến nay Tết Nguyên đán đến sẽ xua đuổi những điều không may của năm cũ. Tết là lúc chúng ta có thể đón nhận những niềm hy vọng tốt đẹp hơn cho năm mới. Tết ta là thời điểm được nhiều người lựa chọn để mở đầu công việc cho năm. Đây cũng là thời điểm tốt để khởi nghiệp hay khai trương hàng quán  nhờ vào vận khí năm mới.

Tết là thời gian để các thành viên trong gia đình quây quần và su vầy bên nhau

Không phải gia đình nào cũng được ở gần nhau hàng ngày hay gặp nhau liên tục. Bởi thế Tết Nguyên Đán chính là dịp mọi người trong gia đình được đoàn tụ bên những người yêu thương, những đứa con xa nhà trở về bên gia đình.

Tìm hiểu thêm: Mua vé tàu Tết Quý Mão 2023 nhanh chóng, an toàn và tiện lợi

Các thành viên sẽ được quây quần bên nồi bánh chưng đêm giao thừa, ôn lại kỷ niệm và chia sẻ mong chờ trong tương lai. Tết bởi thế là điều mà mọi người đều mơ ước để được gặp nhau. Đây là cũng là thời gian để con cháu tỏ lòng thành kính và tạ ơn ông bà, cha mẹ sinh thành.

Chính vì vậy, tết này bạn hãy trở về nhà sớm nhất để đón một cái tết sum vầy cùng gia đình và người thân bạn nhé!

Tìm hiểu thêm: Cập nhật mới nhất lịch bán vé xe tết năm 2023

Tết là dịp để bày tỏ lòng thành kính và lễ tạ công ơn tới thần linh

Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam rất xem trọng việc thờ cúng ông bà tổ tiên. Người dân luôn là lễ và cầu cúng để cầu phúc cho gia đình. Đây cũng là dịp lễ được mọi người chú trọng nhất.

Tết là sinh nhật của mọi người

Năm mới là thời điểm mọi người cùng nhau chúc mừng nhau thêm một tuổi mới. Vào dịp này mọi người sẽ gửi đến nhau những lời chúc may mắn nhất cho một năm mới.

Mọi người đều hy vọng một năm mới tốt đẹp hơn và thành công hơn. Theo phong tục người lớn sẽ mừng tuổi cho người già và trẻ nhỏ. Những món quà mừng tuổi để mong người lớn tuổi được sống lâu khỏe mạnh, các cháu sẽ ngoan ngoãn và học giỏi.

Tìm hiểu thêm: Thông tin hướng dẫn chuyển tiền khác ngân hàng ngày tết

Các hoạt động thường có vào ngày Tết Nguyên Đán?

Thông thường, mỗi vùng miền trên đất nước ta sẽ có những phong tục, sinh hoạt đón Tết khác nhau tạo nên một nét rất riêng cho dịp lễ quan trọng này. Tuy nhiên, dù bạn đang ở đâu thì những hoạt động sau đây chắc chắn là cần thiết trong những ngày đầu năm mới. Đó là một trong những yếu tố gắn kết mọi vùng miền và góp phần gìn giữ truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Các hoạt động thường thực hiện trước Tết Nguyên Đán

  • Dọn nhà, trang trí: Đây là hoạt động mà hầu hết các gia đình đều thực hiện. Với mong muốn mọi thứ năm mới may mắn, thuận lợi, mọi người đều dọn dẹp để loại bỏ những vết bẩn trong nhà. Ngoài ra, các Gia đình thường trang trí nhà bằng đèn lồng, hoa tươi, đèn sáng.
  • Mua sắm: Đây là hoạt động để chuẩn bị cho những ngày Tết đầy đủ, sung túc. Các gia đình cần mua sắm ngày Tết đầy đủ lương thực thực phẩm, đồ ăn, đồ dùng trong dịp Tết. Ngoài ra, nhiều gia đình còn mua sắm các loại cây trồng, hoa tươi để cắm trong những ngày Tết sum vầy.

Tham khảo thêm: Bí kíp mua sắm ngày Tết tiết kiệm, hợp lý cho gia đình bạn

  • Bày mâm ngũ quả: mâm ngũ quả là mâm quả với năm loại quả khác nhau. Bày mâm ngũ quả cùng gia đình là hoạt động đầy ý nghĩa mà mỗi thành viên đều hứng khởi. Mâm ngũ quả ở mỗi nơi khác nhau gồm những loại quả khác nhau như dưa hấu, táo, lê, cam, bưởi, chuối.
  • Gói bánh chưng, bánh tét: bánh chưng và bánh tét là hai cái bánh đặc trưng cho Tết Nguyên Đán của Việt Nam. Bánh chưng là đại diện biểu tượng cho miền Bắc, bánh tét là biểu tượng đại diện cho miền Nam.
  • Dựng nêu: cây nêu ngày Tết cũng là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đây là cây được dựng trước nhà với ý nghĩa có thể xua đuổi tà ma, xui xẻo cho gia đình.
  • Tảo mộ: tảo mộ hay viếng mộ ông bà trước mỗi dịp Tết là việc làm ý nghĩa. Đây là nghi thức để thể hiện sự tôn kính, nhớ ơn tới ông bà tổ tiên.
  • Tiễn ông Táo: Tiễn ông táo lên chầu trời vào ngày 23 âm lịch hằng năm là sự kiện vô cùng đặc biệt. Theo phong tục tập quán của người Việt, vào ngày này người dân sẽ thả cá chép xuống ao hồ để táo quân về chầu trời.
  • Giao thừa: Đây là thời khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Giao thừa là thời điểm các gia đình quây quần bên nhau, cùng thưởng thức mâm cơm đầu năm bên gia đình.

Tìm hiểu thêm: Mẹo rút tiền ATM ngày Tết nhanh chóng và an toàn

Các hoạt động được thực hiện trong Tết Nguyên Đán

  • Đi chùa đầu năm: Theo phong tục tập quán của người Việt, đầu năm các gia đình thường tổ chức đi chùa cầu may mắn, bình an. Đi chùa là nghi thức thể hiện sự tôn kính của người Việt đến thần linh, tổ tiên.
  • Đi chúc Tết: Đi chúc Tết đầu năm là hoạt động thường niên của mỗi gia đình. Trong suốt cả năm, Tết là thời điểm mà mọi người có thể gặp nhau, đoàn tụ, hàn huyên. Những câu chúc Tết mang đậm màu sắc văn hóa Việt Nam như: “chúc mừng năm mới, lộc vào tấn tới”. Hay “Cầu chúc năm mới vạn sự như ý, tỷ sự hanh thông.”

Tham khảo thêm: Những câu chúc Tết hay và ý nghĩa mà ai cũng nên biết

Viettel Money ra mắt chương trình “Mèo Vàng Hái Lộc” như là một hình thức săn lộc tài đầu năm mới và tạo ra sân chơi thú vị tri ân những khách hàng yêu mến của Viettel Money.

Cụ thể người chơi sẽ hóa thân thành chú mèo Vàng và đến Hòn Đảo Vàng để thực hiện nhiệm vụ dành được lượt chơi tương ứng với mỗi nhiệm vụ.

Đặc biệt, người chơi sẽ có cơ hội nhận được Số Vàng và Chữ Vàng may mắn sau mỗi lần chơi. Phần quà có giá trị lên đến 10 triệu đồng cùng hàng ngàn khuyến mãi khác đang chờ bạn săn đón.

Tham khảo thêm: Rước lộc liền tay, Chơi ngay “Mèo Vàng Hái Lộc”

Công nghệ ngày càng phát triển kéo theo đó là chương trình lắc lì xì ngày càng thịnh hành ở giới trẻ, phổ biển nhất là lắc lì xì MoMo, lắc lì xì Lazada và đặc biệt lắc lì xì Viettel Money.

Hiện nay, xu hướng sử dụng dịch vụ lì xì online của Viettel Money rất phổ biến. Bạn không cần phải đến tận nơi để trao những món quà ý nghĩa mà bạn có thể trao những món quà nhỏ trước điện thoại thông minh vào dịp năm mới. Chương trình lì xì online mang đến những cảm xúc ý nghĩa cho người thân yêu và bạn bè của mình.

Tham khảo thêm: Phong tục lì xì Tết của người Việt và những điều cần biết

  • Hóa vàng: Đây là hoạt động mà hầu hết các gia đình đều thực hiện sau những ngày đầu năm mới. Sau khi mời ông bà cha mẹ tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu, gia đình sẽ hóa vàng để tiễn các cụ về trời.
  • Ngày Vía Thần Tài: ngày vía thần tài hay ngày thần tài thường diễn ra nhằm gày Mùng 10 hằng năm. Đây là ngày mà mọi người thường mua vàng tích trữ như một hoạt động truyền thống. Theo phong tục của người Việt Nam, mua vàng vào ngày này sẽ giúp gia đình làm ăn phát đạt, thuận lợi trong cả năm.

Tham khảo thêm: Ngày Thần Tài là ngày nào? Nên làm gì để cả năm may mắn

Tết Nguyên Đán 2023 rơi vào khoảng thời gian nào?

Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2023 thường muộn hơn tết dương lịch và đang được cập nhật với các ngày là:

  • Nghỉ 7 ngày: Người dân, công chức viên chức nghỉ tết từ thứ Sáu (ngày 20/01/2023) đến hết thứ Năm (ngày 26/01/2023), tức từ ngày 29 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão.
  • Nghỉ 9 ngày: Người dân được nghỉ từ thứ 7 (ngày 21/01/2023) tới hết Chủ Nhật (ngày 29/01/2023), tức ngày 30 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 8 tháng Giêng năm Quý Mão.

Tham khảo thêm: Lịch nghỉ Tết âm lịch 2023: Có đủ để mọi người về quê?

Lễ Tết Nguyên Đán 2023 đã đến rất gần trong lòng mỗi người dân. Đây sẽ là dịp để cả gia đình được đoàn tụ và sum vầy bên những mâm cơm hạnh phúc. Viettel Money luôn chào đón khách hàng bằng các chương trình dẫn mỗi dịp Tết đến Xuân về. Trong đó phải kể đến nhất là đón Tết yêu thương, trao lì xì online bằng Viettel Money.

Hãy tải và theo dõi các chương trình ngày Tết của Viettel Money để có thể tham gia kịp thời nhé. Chúc bạn có một mùa Tết thật ấm cúng, hạnh phúc và vui tươi bên gia đình của mình.

Lan tỏa yêu thương ngày Tết cùng Viettel Money ngay!

Tin tức khác

NHẬN THÔNG TIN
TỪ VIETTEL MONEY

_________________

Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel – Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.
Số 01, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
GCN ĐKHĐ: 0100109106-478 – Cấp lần đầu: 06/06/2019, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Văn Đại

NHẬN THÔNG TIN
TỪ VIETTEL MONEY

Viettel Digital

Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dịch vụ số ViettelChi nhánh Tập đoàn Công nghiệpViễn thông Quân đội.
Số 01, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
GCN ĐKHĐ: 0100109106-478 – Cấp lần đầu: 06/06/2019, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.