Những điều cần biết về hóa đơn điện tử mới nhất 2022
Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC, doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khi mua – bán hàng hóa, dịch vụ từ ngày 01/7/2022.
Theo Tổng cục Thuế, việc áp dụng hóa đơn điện tử mang lại nhiều lợi ích góp phần giảm thời gian, chi phí về hóa đơn cho doanh nghiệp, hạn chế các hành vi gian lận về hóa đơn. Hóa đơn điện tử còn giúp doanh nghiệp giảm chi phí giấy, mực in, vận chuyển và đặc biệt chi phí lưu trữ hóa đơn.
Vai trò của hóa đơn điện tử đầu tiên đó là điều kiện cần cho thương mại toàn cầu. Trong thời đại 4.0, công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Đối với doanh nghiệp, áp dụng công nghệ thông tin là gia tăng cạnh tranh, chủ động hội nhập, bắt kịp xu thế của thế giới.
Hãy Cùng Viettel Money tìm hiểu chi tiết hơn về hóa đơn điện tử mới nhất ở bài viết dưới đây nhé!
Hóa đơn điện tử là gì?
Theo Điều 3, Thông tư 32/2011/TT-BTC ban hành ngày 14 tháng 3 năm 2011. ”Hoá đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử”.
Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hoá, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Các loại hóa đơn điện tử phổ biến
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 119/2018/NĐ-CP, hóa đơn điện tử bao gồm các loại sau:
Hóa đơn giá trị gia tăng
Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Hóa đơn giá trị gia tăng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Hóa đơn bán hàng
Hóa đơn hàng hóa là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Hóa đơn bán hàng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Các loại hóa đơn khác
Các loại hóa đơn khác bao gồm: Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung quy định tại Điều 6 Nghị định này.
Lưu ý: Các loại hóa đơn điện tử này phải theo định dạng chuẩn dữ liệu do Bộ Tài chính quy định.
Xem thêm : Những điều cần biết về hóa đơn điện tử PVOIL
Nguyên tắc sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định của pháp luật
Nguyên tắc sử dụng hóa đơn điện tử đảm bảo nguyên tắc: xác định được số hóa đơn theo nguyên tắc liên tục và trình tự thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập và sử dụng một lần duy nhất.
Hóa đơn đã lập dưới dạng giấy nhưng được xử lý, truyền hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử không phải là HĐĐT. HĐĐT có giá trị pháp lý nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong HĐĐT từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là HĐĐT.
- Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ hoặc hiển thị HĐĐT.
- Thông tin chứa trong HĐĐT có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.
Quy định bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử mới nhất
Từ ngày 19/10/2020 chính phủ ban hành Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Cụ thể, tại Điều 59 Nghị định này nêu rõ:
” Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.”
Đồng thời, Điều 60 Nghị định 123/2020/NĐ-CP nêu rõ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế hoặc đã đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, đã mua hóa đơn của cơ quan thuế trước ngày 19/10/2020 thì được tiếp tục sử dụng đến hết 30/6/2022.
Lợi ích khi sử dụng hóa đơn điện tử
Khi sử dụng hóa đơn điện tử các doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích vượt trội, tiêu biểu như sau:
Áp dụng công nghệ quản lý thông tin trực tiếp
Thay vì sử dụng hóa đơn giấy truyền thống (thông qua hình thức mua, đặt in hay tự in hóa đơn), thì hóa đơn điện tử áp dụng công nghệ quản lý thông tin trực tiếp thông qua máy tính, mạng internet. Hóa đơn Viettel được tạo lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử thông qua việc sử dụng công nghệ truyền thông và thông tin, được ký gửi bằng chữ ký số và có giá trị pháp lý như hóa đơn thông thường
Giảm bớt các thủ tục hành chính
Việc áp dụng hóa đơn điện tử giúp giảm bớt các thủ tục hành chính và dễ dàng hơn trong công tác quản lý, giám sát hóa đơn, lưu trữ hóa đơn điện tử, không lo bị rách, cháy, hỏng,… trong các doanh nghiệp.
Đặc biệt, khi doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử sẽ hạn chế được nhiều những sai sót khi bên bán có thể xuất nháp hóa đơn và gửi sang bên mua để họ kiểm tra những thông tin cần thiết (xuất và chưa ký gửi gọi là xuất nháp).
Khi kiểm tra nếu có sai sót, bên mua sẽ báo lại và bên bán sẽ xuất hóa đơn lại và gửi sang mà không cần phải hủy hóa đơn điện tử. Khi bên mua đồng ý với tất cả những thông tin trên hóa đơn bên bán xuất thì khi đó bên bán sẽ xuất, ký và gửi sang bên mua mà không lo bị xuất sai.
Hiện nay, trên ứng dụng Viettel Money đang triển khai những dịch vụ thanh toán hóa đơn, đáp ứng tiêu chí an toàn, nhanh chóng và tiện lợi. Một số dịch vụ thanh toán hóa đơn khách hàng có thể tham khảo như :
thanh toán dịch vụ internet, thanh toán tiền điện, tiền nước, thanh toán phí chung cư,…
Trên đây là những kiến thức về hóa đơn điện tử, những quy định mới nhất và lợi ích mà nó mang lại. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp nhiều kiến thức dành cho bạn.