Nguồn gốc, ý nghĩa và phong tục của ngày Tết Thường Tân

Ngày Tết Thường Tân mùng 10/10 âm lịch hay còn được gọi là Tết Cơm Mới cũng là một ngày lễ quan trọng trong văn hóa của nhiều dân tộc trên đất nước Việt Nam

Tết Thường Tân

Gần như ai cũng biết nguồn gốc của nhiều ngày lễ phổ biến trong năm như rằm tháng giêng, rằm tháng 7 hoặc tết ông công, ông táo. 

Tuy nhiên, chắc hẳn rất ít người biết đến Tết Thường Tân 10/10 âm lịch. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về ngày Tết Thường Tân, dưới đây là một số thông tin cực kỳ hữu ích về ý nghĩa Tết Trùng Thập và phong tục của ngày tết này.

Tết Thường Tân còn có nhiều tên gọi khác như Tết Song Thập, Tết Trùng Thập, tết của các thầy thuốc hoặc tết cơm mới tháng 10.

Vậy ngày tết này có nguồn gốc ra sao và ý nghĩa của ngày tết này như thế nào? Hãy cùng Viettel Money tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Nguồn gốc ngày Tết Thường Tân

Theo sách Dược lễ, vào ngày mùng 10/10 âm lịch, thuận lợi và thích hợp cho các cây thuốc quý sinh trưởng, các cây thuốc tích tụ được khí âm dương, kết được sức tứ thời Xuân, Hạ, Thu, Đông tốt nhất. Do vậy, đối với các thầy lang, ngày Tết Thường Tân vô cùng quan trọng.

Tại các vùng nông thôn ở nước ta, vào ngày Tết Thường Tân, người dân thường nấu chè kho và làm bánh để cúng gia tiên rồi đem kính biếu cho những người thân thuộc. 

Có nơi tổ chức tết Thường Tân với ý nghĩa là tết cơm mới để tưởng nhớ đến công của Tiên Nông và ăn mừng việc gặt hái vụ mùa đã xong. 

Có nơi lại coi ngày này là của ông Đồng, bà Cốt. Theo truyền thuyết dân gian, ông Đồng, bà Cốt là những người có khả năng siêu nhiên, có thể cho ma quỷ, thần linh và hồn người đã khuất mượn thân thể của mình để nói chuyện với người sống. 

Do vậy, mùng 10/10 âm lịch thực chất là ngày lễ lớn của họ và thường làm những buổi tiệc linh đình.

Trích lời nhà báo Phan Kế Bính, “phần nhiều là nhà thầy thuốc và các nhà đồng cốt mới ăn thôi. Nhưng khi về các vùng quê cũng nhiều nơi ăn, có nơi ăn lễ to lắm, như ở vùng phủ Hoài”. Điều này cho thấy, Tết Thường Tân cũng có ý nghĩa rất quan trọng và nắm giữ vị trí không thể quên trong truyền thống văn hóa dân tộc.

Ý nghĩa, phong tục và tập quán vào ngày Tết Thường Tân

Giống như các ngày lễ khác trong năm, vào ngày Tết Thường Tân, người dân ở một số vùng trên cả nước cũng tổ chức rất nhiều hoạt động, cụ thể như sau:

  • Một số nhà thường nấu các loại bánh được làm từ gạo (tất cả các loại bánh được sử dụng bằng loại thóc sau khi thu hoạch lúa) như bánh dẻo, bánh giầy, bánh bột lọc,… 

Ngoài ra còn có xôi chè (các loại đồ ăn tương tự với ngày lễ diệt sâu bọ mùng 5 tháng 5 âm lịch). Đến giờ linh thì sẽ cúng thần linh, gia tiên, thổ địa.

  • Ra chùa cúng các vị thần linh, làm lễ để cảm tạ vì đã cho họ được một vụ mùa bội thu. Sau khi thực hiện xong các nghi lễ thì mỗi nhà sẽ đem bánh đi biếu những người thân quen, bạn bè, hàng xóm,…
  • Đối với người dân ở vùng trên cao nguyên Tây Nguyên hay Việt Bắc, ngày Tết Thường Tân rất có ý nghĩa. Đây là lễ hội mừng lúa mới được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh hạt thóc của “Giàng” đã ban cho dân làng. 

Tại đây người ta tôn thờ “Giàng” như một vị thần linh của núi rừng. Vào ngày này người ta sẽ cúng trời đất, các vị thần núi, thần sông, thần suối, thần rừng và không thể thiếu đó là “Giàng” với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa. 

Mỗi gia đình đều lấy số lượng khách tới tham gia tiệc để so sánh, ai có đông người tới thì cảm thấy rất vinh hạnh và “Nở mặt” với hàng xóm láng giềng. Sau khi kết thúc việc cúng kiến, hồn lúa và tổ tiên các gia đình sẽ tập trung lại và cùng nhau ca hát, nhảy múa, đánh chiêng, trống,…

  • Đối với những dân tộc sống trên dãy núi Trường Sơn, Tết Thường Tân là lễ hội ra đời sớm nhất trong các lễ hội của người đồng bào nơi đây. 

Cuộc sống của họ gắn liền với các ruộng lúa, ngô, khoai, sắn,… vì vậy nên lễ mừng lúa mới là một lễ hội thiêng liêng và mang ý nghĩa về mặt tâm linh vô cùng lớn đối với những dân tộc sống tại dãy núi Trường Sơn.

Những món ăn trong ngày Tết Thường Tân

Nếu bạn vẫn đau đầu vì không biết phải nấu món gì ngon để đãi gia đình và bạn bè trong ngày Tết Thường Tân, Viettel Money sẽ đưa ra một vài món ăn đạm bạc, dân giã và đơn giản trong ngày này nhé!

Bánh bột lọc

Một món rất ngon được nhiều người yêu thích và chọn để cúng vào ngày Tết Thường Tân là bánh bột lọc nhân tôm thịt. Bánh này có vị ngọt từ tôm và vị đậm đà từ thịt đặt cạnh cùng nước mắm pha với ít đường và ớt thì cực kỳ bắt mắt cho bữa ăn.

Cơm lam ống tre

Cơm là món làm từ gạo, từ tinh hoa của đất trời nhưng đối với cơm lam thì mang mùi vị thơm ngon hơn. Đó là vị thơm lừng của hạt gạo pha với mùi hương của ống tre, hạt cơm sẽ ngọt hơn, dẻo và bùi cùng với lớp muối vừng (mè) mặn mặn cực kỳ ngon miệng.

Bánh đúc lạc

Loại bánh đúc lạc khá dễ làm, có nguyên liệu là từ bột gạo lọc, đậu phộng. Khi ăn sẽ có vị bùi bùi và thơm ngon. Bánh đúc lạc đặt trên mâm cúng vào ngày này thì cực kỳ đẹp mắt và hợp lý.

Rượu táo mèo

Loại rượu này thì quen thuộc với người dân Tây Bắc rất nhiều. Đó là quả táo mèo được ngâm cùng với rượu thơm, vị siêu đậm đà và không phải loại rượu nào cũng có thể sánh được. Vì là một loại rượu ngon nên khi có dịp quan trọng hoặc đặc biệt mới dùng để đãi tiệc hoặc mời khách.

Bánh giầy

Bánh giầy được xem là món phổ biến vào dịp Tết Thường Tân, món này được làm từ hạt gạo nên có thể được xem là tinh hoa của đất trời. Bánh có màu trắng tinh khiết, ăn vào thì rất dẻo và thơm.

Tạm kết

Tết Thường Tân là một dịp quan trọng đối với người nông dân ở các vùng nông thôn Việt Nam và đặc biệt là những người dân Tây Nguyên và Việt Bắc. Trên đây là những thông tin về Tết Thường Tân mà Viettel Money đã gửi đến bạn, hi vọng những nét văn hoá đặc sắc của dân tộc ta sẽ được gìn giữ đến tận mai này.

Tin tức khác

NHẬN THÔNG TIN
TỪ VIETTEL MONEY

Viettel Digital

Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel – Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.
Số 01, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
GCN ĐKHĐ: 0100109106-478 – Cấp lần đầu: 06/06/2019, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Văn Đại

NHẬN THÔNG TIN
TỪ VIETTEL MONEY

_________________

Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel – Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.
Số 01, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
GCN ĐKHĐ: 0100109106-478 – Cấp lần đầu: 06/06/2019, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Văn Đại