Chào mừng kỷ niệm 76 năm ngày Toàn quốc kháng chiến

Kỷ niệm 76 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến là dịp để ôn lại truyền thống yêu nước và lịch sử vẻ vang, ý chí độc lập tự do, khí phách quật cường của dân tộc ta.

ngày toàn quốc kháng chiến

Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến – Đó là lời hịch cứu nước, thể hiện ý chí quyết tâm sắt đá của cả dân tộc, khơi dậy sức mạnh chủ nghĩa yêu nước, truyền thống anh hùng bất khuất, động viên, thôi thúc, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bước vào cuộc kháng chiến giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến cùng với Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (viết xong ngày 12/12/1946). 

Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh đã xác lập đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và dựa vào sức mình.Lời kêu gọi ấy trở thành ánh sáng soi đường cho dân tộc ta đi đến thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Lịch sử, hoàn cảnh ra đời ngày kêu gọi Toàn quốc kháng chiến 19/12

Sau Cách mạng Tháng tám 1945, thực dân Pháp tìm mọi cách thực hiện dã tâm lại xâm lược Việt Nam một lần nữa. Bội ước Hiệp định sơ bộ 6/3/1945 và Thoả ước 19/4/1945, thực dân Pháp ráo riết tăng cường lực lượng và đến tháng 11/1946, số quân của chúng đã lên tới 10 vạn. 

Chúng lần lượt cho quân đổ bộ trái phép vào Đà Nẵng, Đồ Sơn, Cát Bà đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn và chuẩn bị kế hoạch đánh vào cơ quan đầu não của ta ở thủ đô Hà Nội.

Ngày 18 và 19/12/1946, hội nghị mở rộng Ban chấp hành Trung Ương Đảng họp khẩn cấp ở Vạn Phúc, Hà Đông quyết định phát động cả nước kháng chiến và chỉ ra đường lối kháng chiến lâu dài.

Vào ngày 19/12/1946,  Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

“Chúng ta muốn hoà bình, chúng bắt chúng ta nhân nhượng. nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa.

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên. Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt thì phải đứng lên chống thực dân Pháp. Ai có súng cầm súng, ai có gươm cầm gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp thành công cứu nước.

Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân giờ cứu nước đã đến, ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng để giữ gìn đất nước…”.

Đêm 19/12/1946, tiếng súng giết giặc của thủ đô Hà Nội đã nổ, mở đầu cuộc kháng chiến. Quân và dân cả nước cũng đã vùng lên kháng chiến và giành được hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc ta.

Xem thêm : Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ (19/12/1946) – Bước chuyển lớn của cách mạng Việt Nam.

Cuối năm 1946, sau khi có thêm viện binh, thực dân Pháp liên tiếp có những hành động khiêu khích, công khai mưu đồ xâm lược, thiết lập lại nền cai trị thuộc địa đối với nước ta. Tháng 11/1946, chúng ngang nhiên đưa lực lượng chiếm đóng Hải Phòng, Lạng Sơn. 

Tại Hà Nội, từ đầu tháng 12/1946, quân Pháp liên tục dùng đại bác, súng cối bắn phá vào nhiều khu phố tàn sát dân thường, chiếm một số trụ sở của Chính phủ cách mạng. 

Đặc biệt, ngày 18 và 19/12/1946, thực dân Pháp liên tiếp gửi tối hậu thư buộc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng.

Chấp hành mệnh lệnh của Trung ương Đảng và Bộ Tổng chỉ huy, quân dân ta ở các tỉnh bắc vĩ tuyến 16 có quân Pháp chiếm đóng đồng loạt nổ súng. Chiến sự diễn ra rất quyết liệt, đặc biệt là trong các thành phố lớn. 

Tại Thủ đô Hà Nội, khoảng 20 giờ ngày 19/12/1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy, cả thành phố tắt điện. Đó là hiệu lệnh chiến đấu toàn thành, mở đầu kháng chiến toàn quốc. 

Dù quân ta trang bị vũ khí thô sơ chống lại kẻ địch tinh nhuệ trang bị vũ khí hiện đại, nhưng với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, chiến sĩ ta có sự hỗ trợ tích cực của nhân dân vẫn ngày đêm kiên cường bám trụ, giành giật với địch từng căn nhà, từng góc phố. 

Nhiều trận đánh diễn ra quyết liệt tại Bắc Bộ phủ, chợ Đồng Xuân, nhà bưu điện… diệt nhiều địch, gây hoang mang cho kẻ thù.

Cùng với Hà Nội, quân dân các địa phương khắp Bắc, Trung, Nam ai cũng phải ra sức chống thực dân pháp xâm lược. Cả dân tộc chung sức đồng lòng đánh giặc cứu nước với ý chí sục sôi, niềm tin tất thắng. Đến tháng 2/1947, khi địch tăng viện phá vòng vây, lực lượng ta được lệnh rút về hậu phương, cuộc chiến đấu trong các đô thị tạm thời kết thúc để chuyển sang giai đoạn chiến đấu mới.

Trải qua gần hai tháng liên tục chiến đấu, quân dân ta giành thắng lợi quan trọng: thực hiện tiêu hao, tiêu diệt, giam chân địch trong thành phố, làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp. 

Vì lí do đó đã tạo điều kiện di chuyển các cơ quan, kho tàng, vật chất (ta đã vận chuyển được gần 40.000 tấn máy móc, nguyên liệu ra vùng căn cứ); tranh thủ thời gian tổ chức cho hàng chục vạn Nhân dân tản cư về vùng căn cứ xây dựng thế trận kháng chiến lâu dài.

Xem thêm : Ngày thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Ý nghĩa lịch sử ngày Toàn dân kháng chiến

76 năm đã trôi qua, chúng ta càng nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn về chủ trương phát động toàn quốc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946). 

Trước hết, đó là kết quả từ một quá trình đấu tranh đầy cam go, phức tạp, thể hiện bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trước thử thách ngặt nghèo, mà biểu hiện cụ thể là những quyết sách đúng đắn, sáng tạo vừa linh hoạt, mềm dẻo, nhưng cũng rất kiên quyết. Kết quả đem lại là chúng ta từng bước loại bỏ bớt kẻ thù, tranh thủ được thời gian chuẩn bị tiềm lực để bước vào kháng chiến.

Mặt khác, quyết định phát động toàn quốc kháng chiến còn thể hiện rõ sức mạnh to lớn của cách mạng Việt Nam, sức mạnh ấy được tạo ra từ truyền thống yêu nước nồng nàn kết hợp với cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, nhờ đó mà ngay từ đầu chúng ta đập tan âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài, mở ra thắng lợi đầu tiên trong cuộc trường chinh 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc (1945-1975). 

Bao trùm hơn tất cả, quyết định ấy góp phần khẳng định cho đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương trong cuộc đụng đầu lịch sử với thực dân Pháp.

Phát huy tinh thần toàn quốc kháng chiến trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Sự kiện Toàn quốc kháng chiến (19-12-1946) đã đi vào lịch sử, và tầm vóc vĩ đại, ý nghĩa lịch sử của những năm tháng hào hùng đó vẫn in đậm trong tâm trí mỗi người Việt Nam.

Khí thế của những ngày Toàn quốc kháng chiến như vẫn còn vang vọng, luôn nhắc nhở, tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta vững bước trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trên đây là những kiến thức về ngày Toàn dân kháng chiến, 76 năm là một cột mốc lịch sử mà mỗi người dân Việt Nam luôn tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc. Hy vọng bài viết trên cung cấp nhiều thông tin hữu ích dành cho bạn.

Tin tức khác

NHẬN THÔNG TIN
TỪ VIETTEL MONEY

Viettel Digital

Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel – Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.
Số 01, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
GCN ĐKHĐ: 0100109106-478 – Cấp lần đầu: 06/06/2019, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Văn Đại

NHẬN THÔNG TIN
TỪ VIETTEL MONEY

_________________

Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel – Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.
Số 01, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
GCN ĐKHĐ: 0100109106-478 – Cấp lần đầu: 06/06/2019, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Văn Đại