Ý nghĩa về Ngày thành lập hội cựu chiến binh Việt Nam

Ngày 6/12 hằng năm được lấy làm Ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Vậy, Hội Cựu chiến binh Việt Nam được ra đời như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!

Ngày thành lập hội cựu chiến binh việt nam

Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, tiêu biểu nhất vẫn phải kể đến các cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ và Thực dân Pháp. 

Để chúng ta có thể chiến thắng vang dội khắp năm Châu, chúng ta không thể không kể đến công lao trời biển của những người chiến sĩ cách mạng đã hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình để giải phóng đất nước khỏi các thế lực ngoại xâm.

Những người chiến sĩ cách mạng ấy, có người đã hi sinh vì sự nghiệp to lớn của đất nước. Để tưởng nhớ những người chiến sĩ cách mạng này, Đảng và Nhà nước đã chọn ngày 6 tháng 12 là ngày lễ dương để ghi ơn công lao của những người cựu chiến binh này.

Vậy Ngày thành lập hội cựu chiến binh Việt Nam có ý nghĩa như thế nào? Lịch sử và nguồn gốc của ngày này ra sao? Hãy cùng Viettel Money tìm hiểu qua bài viết ngay dưới đây nhé!

Lịch sử ra đời Ngày thành lập hội cựu chiến binh Việt Nam

Sau hơn nửa thế kỷ đấu tranh cách mạng và kháng chiến chống giặc ngoại xâm, cả nước có trên 4 triệu cựu chiến binh, là những người đã cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. 

Những người chiến sĩ Việt Nam được rèn luyện qua thử thách, gian khổ và tích lũy nhiều kinh nghiệm trong đấu tranh cách mạng; kiên định với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc. 

Có những đồng chí từng tham gia các Đội tự vệ Đỏ trong phong trào Xô Viết Nghệ-Tĩnh năm 1930 – 1931, tham gia Đội du kích Bắc Sơn, du kích Nam Kỳ, Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, du kích Ba Tơ…

Nhiều đồng chí tham gia chiến đấu từ những ngày Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945, kháng chiến chống Pháp; số đông trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,cứu nước, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.

Trước tình hình trong nước hết sức khó khăn, với bản lĩnh chính trị vững vàng, tâm huyết, trách nhiệm đối với vận mệnh của Tổ quốc, các Cựu chiến binh mong muốn được tập hợp thành một tổ chức thống nhất, hợp pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, một số địa phương đã xuất hiện những Câu lạc bộ Cựu chiến binh Ban liên lạc đồng đội, đồng ngũ, Ban liên lạc truyền thống,… Để giúp đỡ nhau trong cuộc sống đời thường. Nhiều ban liên lạc, câu lạc bộ đề nghị Đảng, Nhà nước cho pháp thành lập tổ chức Hội Cựu chiến binh trong cả nước.

Đến năm 1989, Việt Nam rút toàn bộ quân tình nguyện ở Campuchia về nước. Ở biên giới phía Bắc, Trung Quốc thực hiện việc rút quân khỏi các vị trí đã chiếm đóng, hoà bình thực sự đã trở lại trên toàn cõi Đông Dương. 

Điều kiện để thành lập một tổ chức thống nhất theo nguyện vọng thiết tha, chính đáng của cựu chiến binh toàn quốc đã chín muồi.

Ngày 06/12/1989, căn cứ Tờ trình của Ban Bí thư, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VI) đã quyết định cho thành lập Hội Cựu Chiến  Việt Nam.

Ngày 3/2/1990, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 100-QĐ/TW cho thành lập Hội cựu chiến binh Việt Nam. 

Đảng đã chỉ định Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Hội cựu chiến binh Việt Nam gồm 31 đồng chí, do đồng chí Thượng tướng Song Hào làm Chủ tịch, có nhiệm vụ giúp các tỉnh, thành phố hình thành tổ chức lâm thời, tiến hành kết nạp hội viên và chuẩn bị các văn kiện, nhân sự, dự thảo Điều lệ Hội cựu chiến binh,… 

Để trình Đại hội lần thứ nhất, đồng thời bầu Ban chấp hành Trung ương Hội CCB chính thức.

Ngày 24/02/1990 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) cho phép thành lập Hội CCB Việt Nam (Giấy phép số 528/NC).

Ngày 14/4/1990, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra Quyết định số 51-QĐ/MTTQ. Công nhận Hội cựu chiến binh là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ngày 6/12 là Ngày truyền thống của Hội cựu chiến binh Việt Nam.

Quyết định thành lập Hội cựu chiến binh Việt Nam là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, đáp ứng đòi hỏi khách quan của tình hình cách mạng nước ta trong giai đoạn cách mạng mới. 

Sự ra đời của Hội cựu chiến binh Việt Nam là dấu mốc lịch sử quan trọng trong đời sống chính trị, tinh thần, đáp ứng với sự mong mỏi, nguyện vọng thiết tha, chính đáng của các người chiến sĩ, các cựu chiến binh Việt Nam.

Ý nghĩa lịch sử của Ngày thành lập hội cựu chiến binh Việt Nam

Sự ra đời của Hội Cựu chiến binh Việt Nam là dấu mốc lịch sử quan trọng trong đời sống chính trị, tinh thần, phù hợp với nguyện vọng chính đáng của lực lượng Cựu chiến binh. 

Kể từ khi Hội Cựu chiến binh Việt Nam ra đời, hội đã thu hút đông đảo các thế hệ cựu binh trong cả nước tham gia. Tổ chức Hội nhanh chóng được hình thành và phát triển ở khắp mọi miền của Tổ Quốc.

Trải qua một quá trình xây dựng và trưởng thành, các thế hệ cựu chiến binh Việt Nam tiếp tục giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”. 

Mọi người cùng nhau đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, xây dựng Hội trong sạch, vững mạnh, tích cực tham gia giáo dục lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ.

Qua 32 năm xây dựng và trưởng thành, các thế hệ CCB Việt Nam tiếp tục giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, xây dựng Hội trong sạch, vững mạnh, khẳng định vị thế của một tổ chức chính trị – xã hội, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và niềm tin yêu của nhân dân; xây dựng nên truyền thống vẻ vang của Hội: TRUNG THÀNH – ĐOÀN KẾT – GƯƠNG MẪU – ĐỔI MỚI.

Chức năng, nhiệm vụ của Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Hội cựu chiến binh Việt nam có nhiệm vụ tham gia xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước. Chống lại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. Đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội; giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Hội Cựu chiến binh Việt Nam có nhiệm vụ:

  • Hội cũng tham gia phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh. Tập hợp, đoàn kết, động viên Cựu chiến binh rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ hiểu biết đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
  • Tổ chức chăm lo, giúp đỡ các Cựu chiến binh nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát triển kinh tế gia đình. Tổ chức hoạt động tình nghĩa để Cựu chiến binh tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Cựu chiến binh; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho Cựu chiến binh.
  • Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan quân sự giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí tự lực, tự cường cho thế hệ trẻ.
  • Tiến hành các hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Bài viết trên là tất cả những thông tin về ngày thành lập Hội Cựu chiến Binh Việt Nam. Viettel Money, hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu được về nguồn gốc, ý nghĩa ra đời của Hội Cựu chiến binh. 

Tin tức khác

NHẬN THÔNG TIN
TỪ VIETTEL MONEY

Viettel Digital

Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel – Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.
Số 01, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
GCN ĐKHĐ: 0100109106-478 – Cấp lần đầu: 06/06/2019, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Văn Đại

NHẬN THÔNG TIN
TỪ VIETTEL MONEY

_________________

Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel – Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.
Số 01, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
GCN ĐKHĐ: 0100109106-478 – Cấp lần đầu: 06/06/2019, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Văn Đại