Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương – Nguồn gốc và những lưu ý khi đi Lễ

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là dịp để dân ta tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng.  Chính vì thế mỗi người trong chúng ta cùng thể hiện sự tôn kính qua hoạt động viếng lễ nhé!

nguon goc va y nghĩa ngay le gio to hung vuong

Người Việt Nam luôn giữ vững truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, đây là truyền thống được lưu truyền từ ngàn đời nay. Không khó để bắt gặp những đình đền thờ thần, thờ những người có công lao với tổ quốc trên khắp dọc mảnh đất hình chữ S. Điều đó thể hiện sự biết ơn của nhân dân ta đối với họ. Bên cạnh đó, chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu ca dao: “Dù ai đi ngược về xuôi – Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba”. Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là lễ hội chung của toàn đất nước được tổ chức nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn của con dân Việt Nam với công dựng nước của các đời vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc Việt. Vậy bạn đã hiểu rõ nguồn gốc của Lễ Giỗ Tổ chưa? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây nhé!

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương – Nguồn gốc lịch sử

Ở mỗi quốc gia đều có cho mình một truyền thuyết về nguồn gốc của mình và Việt Nam cũng vậy. Truyền thuyết “Con Rồng Cháu Tiên” kể lại rằng:  vua Lạc Long Quân lấy vợ là Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, bọc trăm trứng nở ra một trăm người con – chính là tổ tiên của người Việt. 

Sau đó, năm mươi người con theo mẹ lên núi, năm mươi người con theo cha về miền biển. Lạc Long Quân phong con trưởng là Hùng Vương nối ngôi làm vua, đặt quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc, Vĩnh Phú). 

Trải qua 18 đời vua Hùng, đã xây dựng nên một nền tảng của dân tộc, nền tảng văn hóa Việt và truyền thống yêu nước. Từ đó, đã sinh ra dân tộc Việt Nam anh hùng – một dân tộc chưa từng biết cúi đầu khuất phục bất kỳ một tên giặc ngoại xâm nào, kể cả những tên hùng mạnh nhất trên thế giới như Pháp và Mỹ.

Để ghi nhớ công ơn của các Vua Hùng có công khai thiên, lập địa; đời vua Lê Thánh Tông năm 1470 và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 đã sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng, chọn ngày 11 và 12 tháng 3 âm lịch làm ngày Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. 

Đến thời nhà Nguyễn – năm Khải Định thứ 2 chính thức chọn ngày 10 tháng 3 Âm lịch làm ngày Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương để tưởng nhớ các Vua Hùng và nhắc nhở mọi người Việt Nam cùng tưởng nhớ thờ cúng Tổ tiên.

Kể từ năm 2007, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chính thức công nhận Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là Quốc lễ. Từ đó, ngày này có ý nghĩa đặc biệt hơn với con dân người Việt.

Vào ngày 6/12/2012, Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương đã được cả thế giới biết đến khi UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là một Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 không chỉ thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn mà còn là niềm tự hào của người Việt trước bạn bè quốc tế.

Những lưu ý khi tham gia viếng Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Khi về Đền Hùng giỗ tổ hay đi Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, mọi người cần lưu ý những điều sau để việc thờ kính được trọn vẹn:

  • Nguyên tắc ra, vào: Khi đi qua cổng Tam quan vào Đền Hùng nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan chỉ dành cho Thiên tử, Tứ trụ triều đình, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào Đền Hùng và đi ra cũng theo cửa này.
  • Khi đi lễ ở Đền Hùng hay thực hiện nghi lễ giỗ tổ tại nhà phải ăn mặc lịch sự, tránh ăn mặc hở hang… 
  • Không nên lễ ở Đền quá nhiều tiền vàng, đồ mã, mọi thứ chỉ nên đơn giản theo quy ước của Bộ Văn hóa nhớ theo con số 18 vì chúng ta có 18 đời vua.
  • Nên tắt điện thoại hoặc để rung trước khi vào đền, đặc biệt là chuẩn bị thắp nhang, thờ cúng.
  • Không để trẻ em chạy loạn trong đền, nghịch ngợm đồ lễ,…
  • Không tự ý sử dụng hoặc lấy những đồ đạc bất kì của đền về nhà làm của riêng. Vào Phật đường, Tam bảo không nên đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc.
  • Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong Thiên Triều đường. Không tùy tiện hắt hơi sổ mũi, khạc nhổ… quanh khu vực đại điện, đại cung…
  • Không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong đền, khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng bàn thờ quay lưng với bàn thờ mà nên đứng chéo sang một bên tránh bất kính với bề trên.

Chương trình “Xuôi Dòng Lịch Sử”

Trong dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay, Viettel Money đã triển khai tổ chức chương trình “Xuôi Dòng Lịch Sử”. Viettel Money mong muốn nhắc nhở các thế hệ phải luôn nhớ đến công lao dựng nước của ông cha ta. Bên cạnh đó, củng cố lại kiến thức lịch sử cho mọi người. 

“Xuôi Dòng Lịch Sử” với những phần thưởng hấp dẫn đang chờ bạn:

  • 1 giải nhất trị giá 500.000 đồng
  • 50 giải nhì, mỗi giải trị giá 50.000 đồng
  • 100 giải ba, mỗi giải trị giá 10.000 đồng

Thử tài đoán chữ, rinh ngay quà khủng

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là một ngày lễ đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam. Vì vậy, dù bạn ở lứa tuổi nào cũng nên hiểu rõ nguồn gốc và những lưu ý khi đi viếng lễ. Bởi lẽ, những việc đó không hề lớn lao nhưng lại thể hiện sự tôn kính đến các vua Hùng. Ngoài ra, vào dịp Lễ Giỗ Tổ này bạn đừng quên tham gia chương trình “Xuôi Dòng Lịch Sử” để có cơ hội nhận những phần quà hấp dẫn nhé.

Tải Viettel Money, ưu đãi liền tay

17021

Tin tức khác

NHẬN THÔNG TIN
TỪ VIETTEL MONEY

Viettel Digital

Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel – Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.
Số 01, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
GCN ĐKHĐ: 0100109106-478 – Cấp lần đầu: 06/06/2019, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Văn Đại

NHẬN THÔNG TIN
TỪ VIETTEL MONEY

_________________

Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel – Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.
Số 01, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
GCN ĐKHĐ: 0100109106-478 – Cấp lần đầu: 06/06/2019, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Văn Đại