Nên đi chợ công nghệ, truyền thống hay online mùa dịch?

Bạn tự hỏi đi chợ công nghệ, truyền thống, hay online sẽ hiệu quả trong mùa dịch này? Giải pháp nào sẽ tối ưu nhất để đảm bảo chất lượng hàng hóa và an toàn cộng đồng?

đi chợ công nghệ

Đi chợ công nghệ – cụm từ tạo cảm giác vừa lạ vừa quen cho người nghe khi được nhắc đến. Cách thức đi chợ này có gì khác so với cách thức đi chợ truyền thống hay online? Mô hình chợ nào hiệu quả nhất với tình hình dịch bệnh COVID-19

COVID-19 là một một loại dịch bệnh quốc tế đã tạo nên những ảnh hưởng xấu trên thế giới mà nhân loại phải đối mặt trong năm 2019 – 2021. Những hệ quả mà nó mang lại đã ảnh hưởng trầm trọng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của mọi người. Trong đó, niệc mưu cầu giao dịch hàng hóa cũng đã gặp rất nhiều rào cản tại thời điểm dịch bệnh bùng phát đạt đỉnh, khiến nền kinh tế toàn quốc hạn chế tăng trưởng trong suốt hơn 1 năm.

Tuy nhiên, vì vậy mà nhiều hình thức đi chợ mới ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hóa cấp thiết và bảo vệ an toàn sức khỏe con người mùa dịch. Trong đó, có hình thức đi chợ công nghệ và đi chợ online thay thế cho cách đi chợ truyền thống. Vậy ưu và nhược điểm của cả ba loại hình đi chợ này là gì?

Đi chợ công nghệ là gì?

Đi chợ công nghệ (hay còn được gọi là đi chợ 4.0) là hình thức tích hợp và ứng dụng công nghệ thông minh vào cách đi chợ thông thường của người dân. Cụ thể, người đi chợ có thể hoàn toàn giao dịch các mặt hàng khác nhau bằng cách thanh toán điện tử thông qua các ví điện tử hay hệ sinh thái số. Ví dụ điển hình là Viettel Money – hệ sinh thái tài chính số ưu việt với các tính năng thanh toán vượt trội.

So sánh ba hình thức đi chợ mùa dịch

Đi chợ truyền thống

Chợ truyền thống không còn gì xa lạ đối với chúng ta, đặc biệt là người Việt Nam. Bởi tại Việt Nam, chợ truyền thống đã xuất hiện từ lâu và gắn liền với cuộc sống thường nhật của người dân. Đây không đơn giản chỉ là nơi cung cấp sản lượng, thực phẩm, hàng hóa đáp ứng nhu cầu thiết yếu mà còn là nơi phác họa nét văn hóa đặc trưng của từng vùng miền tại đất nước đó.

Ưu điểm

  • Mang nét đẹp văn hóa vùng miền: Chợ truyền thống được ví như một xã hội thu nhỏ, nơi khắc họa đậm nét lối sống sinh hoạt, cách ăn mặc, tính cách,…của người dân địa phương.
  • Thực phẩm tươi sống: Điểm mạnh lớn nhất của chợ truyền thống là mức độ tươi sống của hàng hóa cao hơn rất nhiều so với các hình thức chợ khác. Người đi chợ có thể tận tay chọn lựa hàng hóa và đảm bảo chất lượng hay độ tươi sống của hàng hóa.
  • Giá cả lý tưởng: Giá cả hàng hóa tại các chợ truyền thống đa phần rẻ hơn vì không phải chịu các chi phí quản lý hay mặt bằng. Ngoài ra, với những kỹ năng đi chợ phong phú, bạn thậm chí có thể thương lượng giá cả và mua được hàng hóa giá hời.
  • Thời gian linh hoạt: Bạn có thể tìm thấy chợ truyền thống ở bất cứ đâu trong địa phương, thuận tiện cho việc di chuyển và các tình huống khẩn cấp.

Nhược điểm

  • Không gian chật hẹp: Một khu chợ tuy có thể rất rộng lớn, nhưng vì là nơi tập trung của nhiều tiểu thương khác nhau nên không gian được phân bổ khá hẹp. Điều này đôi khi sẽ không đảm bảo vệ sinh cũng như gây khó khăn cho người đi chợ nếu khu chợ quá đông.
  • Giá cả không ổn định: Giá cả tại chợ truyền thống không theo bất cứ giá niêm yết nào mà tùy thuộc vào mức lợi nhuận mà tiểu thương mong muốn. Nhược điểm này có thể khiến người đi chợ phải mất tiền oan nếu mua nhầm mặt hàng bị “đôn giá” quá cao.
  • Chất lượng hàng hóa không bảo đảm: Đa phần hàng hóa tại chợ truyền thống được lấy trực tiếp từ các thương lái. Tuy tiết kiệm được những khoản phí trung chuyển hay quản lý, chất lượng của các mặt hàng lại không được đảm bảo. Ví dụ điển hình, các thực phẩm tươi sống như thịt, cá, rau, củ,… thường không có xuất xứ rõ ràng.
  • Thanh toán bất tiện: Ứng với cái tên “truyền thống”, phương thức thanh toán tại hình thức chợ này chủ yếu thông qua tiền mặt. Nếu bạn không mang đủ tiền, bạn không thể sử dụng thay thế bằng phương thức thanh toán khác. Ngoài ra, tiền mặt cũng có những bất tiện như nhầm mệnh giá, bị rơi, bị mất cắp, bị rách,…

Đi chợ online

Trong thực tế, thời điểm bùng dịch COVID-19 đỉnh điểm, người dân phải thực hiện giãn cách xã hội và đối mặt với những vấn đề lương thực cấp bách. Đáp ứng những nhu cầu thiết yếu đó, đi chợ online xuất hiện như một giải pháp hiệu quả giúp người dân giải tỏa âu lo về lương thực và lây nhiễm cộng đồng.

Trong đó, đi chợ online được hiểu là cách người dân trao đổi hàng hóa thông qua các trang web, ứng dụng vận chuyển hay trang thương mại điện tử.

Ưu điểm

  • Thời gian linh hoạt: Lợi thế của việc đi chợ online là bạn có thể chủ động thời gian mua sắm. Bạn có thể đặt hàng bất cứ thời gian nào trong ngày mà không phải phụ thuộc vào giờ cửa của các chợ thông thường.
  • Tâm lý thoải mái: Một số trường hợp người đi chợ ngại các vấn đề như trao đổi trực tiếp, trộm cắp, giao thông ùn tắc, hay tình trạng xếp hàng hàng giờ đồng hồ. Đi chợ online giúp người mua có tâm lý thoải mái hơn và tránh được những tình huống không mong muốn.
  • Đa dạng hàng hóa: Trên các nền tảng mua sắm trực tuyến, có thể thấy có vô số sản phẩm cùng với hàng trăm người bán khác nhau mà bạn có thể lựa chọn. Hàng hóa có thể thuộc nội địa hay xuất xứ từ các quốc gia khác nhau. Ngoài ra, việc hiển thị giá cả sẵn sàng giúp người đi chợ online có thể so sánh giá cả và chủ động trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp.
  • Thanh toán tiện lợi: Đi chợ online giúp bạn thoải mái sử dụng các hình thức thanh toán phù hợp với nhu cầu cá nhân. Bạn có thể chọn lựa các phương thức để thanh toán khi nhận hàng (ship cod) hoặc trả tiền trước bằng tài khoản ngân hàng, ví điện tử, hay hệ sinh thái số.

Nhược điểm

  • Thời gian vận chuyển lâu: Người đi chợ online sẽ đối mặt không ít lần chờ giao nhận hàng hóa với lượng thời gian rất dài. Điều này yêu cầu bạn cần chuẩn bị một kế hoạch mua sắm trước đó để ước lượng chính xác thời gian nhận hàng phù hợp với nhu cầu. 
  • Hàng hóa không tươi sống: Hình thức đi chợ online không hoàn toàn phù hợp với mục đích mua sắm thực phẩm tươi sống. Bạn sẽ không thể tự mình chọn lựa hàng hóa với chất lượng mong muốn mà hoàn phụ thuộc vào người bán. Quá trình trung chuyển cũng sẽ làm mất đi đặc điểm tươi sống của các mặt hàng và thậm chí hư hỏng nặng.
  • Lừa đảo tinh vi: Một số thành phần xấu lợi dụng nền tảng trực tuyến để trục lợi cho mình. Bạn có thể nhận được hàng hóa bị lỗi, hư hỏng, hoặc thậm chí là một mặt hàng hoàn toàn khác không có giá trị. Bên cạnh đó, bạn có thể bị lừa đảo thông tin cá nhân hoặc gặp phải những trường hợp bị mất cắp hàng hóa tại các kho vận chuyển.

Đi chợ công nghệ

Với tình hình dịch bệnh đã giảm căng thẳng, trong thời đại chuyển đổi số, đi chợ công nghệ được ra đời và ứng dụng rộng rãi giúp người dân tối ưu công cuộc đi chợ thường ngày. Đây là hình thức đi chợ được tích hợp và lĩnh hội từ lợi ích vượt trội của chợ truyền thống và những tính năng ưu việt của thanh toán điện tử. Tại đó, người đi chợ hoàn toàn có thể thanh toán mà không phải sử dụng tiền mặt rườm rà.

Ưu điểm

  • Hàng hóa chất lượng: Vì đây vẫn là hình thức đi chợ truyền thống nên những ưu điểm về chất lượng hàng hóa vẫn được đảm bảo. Bạn vẫn có thể trực tiếp lựa chọn và mua được những mặt hàng tươi sống phù hợp với nhu cầu thực phẩm của mình.
  • Giá cả phải chăng: Việc tích hợp với phương thức thanh toán điện tử không gây ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa tại chợ. Bạn vẫn có khả năng thương lượng giá cả với người bán và  mua hàng giá hời trước khi thanh toán điện tử
  • Thanh toán thuận tiện: Điểm sáng lớn nhất của hình thức đi chợ công nghệ là khả năng thanh toán thuận tiện và linh hoạt. Thay vì phải mang theo một lượng tiền mặt nhất định với những rủi ro không lường như tiền bị rách, bị mất cắp, bị rơi… Người mua và người bán có thể giảm thiểu những tình huống đó bằng việc đưa tiền và nhận tiền qua việc thanh toán điện tử.
  • Quản lý chi tiêu dễ dàng: Nhờ vào lịch sử các giao dịch được lưu lại, bạn có thể xem lại những chi tiêu trong quá trình đi chợ. Nhờ vậy, kế hoạch chi tiêu của bạn sẽ được cụ thể hóa và quản lý chặt chẽ hơn.
  • Tránh lây nhiễm dịch bệnh: Tiền mặt có thể trở thành tác nhân gây lây nhiễm chéo dịch COVID-19. Thay vào đó, sử dụng thanh toán tiền mặt sẽ là giải pháp hữu hiệu hơn cho mục đích tránh lây nhiễm cộng đồng.

Nhược điểm

Hình thức đi chợ công nghệ là hình thức đi chợ mới được cải tiến dựa trên các nhược điểm của những phương thức đi chợ còn lại. Một số trường hợp nhận thấy việc không có sẵn mạng internet là một bất lợi của đi chợ công nghệ.

Tuy nhiên, với tính năng Tiền di động (Mobile Money) được phát triển trong nền tảng Viettel Money, mọi giới hạn thanh toán dường như được loại bỏ. Tiền di động cho phép người dùng thực hiện các hoạt động giao dịch tài chính ngay trên thiết bị di động mà không cần kết nối mạng trực tuyến.

Đi chợ công nghệ là hình thức đi chợ mới giúp người dân tối ưu hành trình đi chợ của mình bằng những tính năng ưu việt từ thanh toán điện tử. Tham gia hình thức đi chợ này, Viettel Money đồng hành với người đi chợ trong việc giảm thiểu và thay thế bất tiện thanh toán tiền mặt bằng công nghệ hiện đại từ thanh toán điện tử. 

Đôi nét về Viettel Money, đây là một hệ sinh thái tài chính số của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, ra đời nhằm hỗ trợ khách hàng giao dịch trực tuyến một cách dễ dàng và nhanh chóng. Với các tính năng và dịch vụ vượt trội, Viettel Money được đông đảo người dùng tin tưởng sử dụng bởi sự uy tín và tiện lợi trong giao dịch tài chính.

Ngoài ra, Viettel Money còn phát triển nền tảng Tiền di động (Mobile Money), giúp đáp ứng nhu cầu người dùng mọi lúc, mọi nơi mà không cần đến mạng internet.

Tìm hiểu thêm về Viettel Money

Đi chợ công nghệ, chợ online hay chợ truyền thống đều có những ưu và nhược điểm riêng. Mỗi cách thức đi chợ sẽ thích hợp với từng mục đích và nhu cầu tiêu dùng của người đi chợ. Từ những ưu và nhược điểm trên, bạn sẽ có góc nhìn bao quát hơn và đánh giá được đâu là cách thức đi chợ hiệu quả và phù hợp trong mùa dịch COVID-19.

Hãy lựa chọn hình thức đi chợ và thanh toán trực tuyến phù hợp để không chỉ đảm bảo chất lượng hàng hóa mà còn có thể bảo vệ sức khỏe trước tiềm năng lây nhiễm dịch bệnh nghiêm trọng.

Đi chợ công nghệ – Đăng ký Viettel Money!

22972

Tin tức khác

NHẬN THÔNG TIN
TỪ VIETTEL MONEY

Viettel Digital

Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel – Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.
Số 01, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
GCN ĐKHĐ: 0100109106-478 – Cấp lần đầu: 06/06/2019, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Văn Đại

NHẬN THÔNG TIN
TỪ VIETTEL MONEY

_________________

Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel – Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.
Số 01, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
GCN ĐKHĐ: 0100109106-478 – Cấp lần đầu: 06/06/2019, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Văn Đại