Vay tiền qua app bị khủng bố nên làm gì? Đừng lo!

Không phải chỉ một vài trường hợp, ngày nay tình trạng vay tiền qua app bị khủng bố ngày càng nhiều. Bạn hay người thân có đang gặp phải tình huống này?

Vay tiền qua app bị khủng bố nên làm gì

Bị tạt mắm tôm, bị ném gạch vào nhà khi đang ngủ, hay tệ hơn là những cuộc gọi không báo trước đến người thân với những lời lẽ thóa mạ – đây là những hình thức đòi nợ qua khủng bố tâm lý mà nhiều người lỡ bước sử dụng dịch vụ vay tiền online qua app đang phải chịu đựng hằng ngày.

Không cần phải nói thêm về ảnh hưởng của những hành vi này với đời sống của nạn nhân. Ngắn hạn, chúng có thể gây hư hại tài sản cá nhân, còn dài hạn thì có thể gây ra những vấn đề tâm lý, chia rẽ gia đình. Trước tình huống này, bạn có thể làm gì khi vay tiền qua app bị khủng bố?

Thực trạng vay tiền qua app bị khủng bố hiện nay

Đầu tiên, bạn hãy vững tâm để chống lại các hành vi đòi nợ khủng bố tâm lý, vì bạn không một mình. Trên khắp nước ta, có rất nhiều những trường hợp như vậy, và chính quyền và dư luận thì đứng về phía của bạn.

Con vay tiền, khủng bố cha mẹ

Ngày 15/06/2022, bà N.T.C, tại phường 9, quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh bị một nhóm đối tượng gồm 4 người đến nhà quấy rối, yêu cầu thanh toán khoản nợ 198 triệu đồng, mà theo họ là con gái của bà đã mượn. Trong khi bà N.T.C và con gái khẳng định với báo chí rằng không hề mượn nợ bất kỳ ai, thì bên đòi nợ vẫn tiếp tục rải các tờ rơi mang nội dung lăng mạ gia đình của bà.

Cô giáo vay tiền, khủng bố cả trường

Khoảng cuối tháng 5 năm 2022, cô giáo N.T.N, giáo viên tại một trường mẫu giáo thuộc huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai đã thực hiện vay tiền qua app. Sau đó, người này đã bị bên đòi nợ khủng bố bằng cách đăng những thông tin xấu lên mạng xã hội, sử dụng hình ảnh của họ và con cái, đồng nghiệp. Đang nói hơn, các giáo viên, học sinh, và phụ huynh khác trong trường cũng bị liên hệ, bêu rếu dù không hề liên quan.

Không vay tiền, cũng khủng bố luôn

Ngày 06/07/2022, anh Đ.T.P, tại quận Bình Tân, Tp. HCM bị một đối tượng xưng là đến từ công ty tài chính gọi điện thoại đến đòi nợ. Do không hề vay tiền, anh có liên hệ và mong muốn gặp gỡ để giải quyết trực tiếp – nhưng chỉ nhận lại những lời chửi mắng. Nhóm đối tượng này cho biết anh đã vay tiền qua một ứng dụng tên Senmo, trong khi anh Đ.T.P không hề thực hiện vay tiền, mà là một người trùng tên tại Hà Nội.

Ba vụ việc trên chỉ là một số tiêu biểu trong các trường hợp đòi nợ tại Việt Nam hiện nay. Thực trạng này, bên cạnh sự đáng báo động, thì cũng là một dấu hiệu của sự thay đổi sắp tới. Khi những nạn nhân không còn im lặng, và khi dư luận vào cuộc, thì sớm thôi, công lý sẽ được thực thi.

Như vậy, bạn hoàn toàn nên chống lại những hành vi này. Phần tiếp theo sẽ nói về cách những đối tượng này thường sử dụng để khủng bố tinh thần và đòi nợ – nhưng trước tiên, thì “phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh”. Khi vay tiền qua app, hãy chọn những nguồn uy tín như Viettel Money!

Vay tiền Viettel Money – an tâm cho bạn!

Các hình thức khủng bố khi vay tiền qua app

Trước những vụ việc ấy, ai cũng có thể thấy tầm quan trọng của việc hiểu những thủ đoạn đòi nợ phổ biến để chuẩn bị tinh thần và trấn an người thân, gia đình trước các đối tượng xấu. Cùng Viettel Money điểm qua một số thủ đoạn phổ biến hiện nay trong phần này!

Gọi điện thoại, nhắn tin trực tiếp

Thường được thực hiện như một bước đầu tiên, các đối tượng sẽ sử dụng số điện thoại mà bạn đã cung cấp cho ứng dụng vay tiền online để liên hệ và khủng bố. Các thông điệp của chúng thường bao gồm họ tên, số điện thoại, một số thông tin cá nhân để “tỏ ra nguy hiểm” như số CCCD, BHYT của bạn, và cuối cùng là một lời đe dọa như “Nếu không trả tiền, sẽ nhận lấy hậu quả”.

Bêu rếu cá nhân trên mạng xã hội

Với các thông tin như tên và số điện thoại của bạn, sẽ không khó để các đối tượng đòi nợ tìm ra tài khoản mạng xã hội của bạn trên Zalo hay Facebook. Bằng cách tải về các hình ảnh bạn đã đăng, nhóm đòi nợ sẽ cắt ghép một cách sơ sài, gần như buồn cười thành một bức ảnh để bêu rếu bạn. Những bức ảnh này thường mang nội dung tố cáo bạn lừa đảo chúng.

Làm hư hại tài sản

Những đối tượng đòi nợ táo bạo, hay tuyệt vọng hơn, sẽ tìm kiếm địa chỉ của bạn hoặc người thân để đến chửi bới, đập phá, tạt sơn, hay ném mắm tôm. Những hành vi này sẽ gây không ít khó chịu cho bạn và gia đình, cũng như hàng xóm xung quanh – đây là bước khiến nhiều người phải bán tài sản để trả nợ.

Tấn công những người có liên quan

Nếu thấy chưa đủ, các đối tượng đòi nợ sẽ sử dụng cùng những thủ đoạn nêu trên, nhưng thay đổi mục tiêu để nhắm đến người thân, bạn bè của bạn. Chúng sẽ tìm đối tượng trên danh sách bạn bè trên mạng xã hội của bạn, hoặc tấn công diện rộng trên tất cả các đồng nghiệp và người ở cùng công ty của bạn. Ở bước này, bạn đã hoàn toàn có thể liên hệ cơ quan công an để vào cuộc điều tra, xử lý.

Nhìn chung, các thủ đoạn khủng bố thường liên quan đến tạo áp lực tâm lý – xã hội để thúc ép bạn trả nợ. Có thể thấy, những kẻ làm trong nghề đòi nợ không hề đủ gan để làm điều gì ảnh hưởng đến bạn, nên đừng lo nhé!

Vay tiền qua app bị khủng bố nên làm gì?

Với các thông tin trên, có thể thấy bị khủng bố tâm lý khi vay qua app là một tình huống dù rất khó chịu nhưng cũng rất dễ đoán. Tuy nhiên, vậy không có nghĩa là cách giải quyết những trường hợp này đơn giản. Để hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến chính mình, đồng thời để chung tay diệt trừ tệ nạn này, sau đây là những cách mà bạn có thể làm!

Cẩn thận với các số lạ

Điều đầu tiên và dễ dàng nhất mà bạn có thể làm để tránh bị làm phiền bởi các cuộc gọi này chính là chặn các cuộc gọi, tin nhắn từ người lạ trên điện thoại. Hiện nay, tính năng này có thể được thực hiện cả trên điện thoại và qua nhà mạng. Mỗi điện thoại và nhà mạng đều có cách thực hiện hơi khác nhau, nên bạn hãy nghiên cứu thêm tùy vào tình huống của mình nhé!

Bên cạnh đó, khi bị các đối tượng này tra hỏi, hoặc khi nhân viên của các ứng dụng vay tiền hỏi các thông tin không cần thiết trong hợp đồng vay, thì bạn cũng nên từ chối hợp tác. Tuyệt đối không cung cấp các thông tin của mình khi cảm thấy khả nghi!

Trình báo với cơ quan công an bằng mọi bằng chứng bạn có

Khi bị gọi điện, nhắn tin và đe dọa thường xuyên trên mạng xã hội, bạn hãy chụp ảnh và ghi âm các bằng chứng lại để phục vụ cho việc trình báo với cơ quan công an. Với bằng chứng trên tay, bạn có thể đến công an phường, xã để được hướng dẫn qua các thủ tục, hoặc liên hệ với báo chí để mang câu chuyện ra ánh sáng.

Theo Pháp luật Việt Nam hiện tại, tội vu khống có thể bị phạt từ 10 triệu đến 50 triệu VND, cải tạo không giam giữ đến 2 năm, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm. Hơn thế nữa, tội đe dọa giết người phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, hoặc cải tạo đến 3 năm.

Giữ bình tĩnh cho mình và những người xung quanh

Khi có các dấu hiệu bị công kích, hạ nhục trên mạng, bạn cần giữ bình tĩnh và trấn an những người xung quanh bằng cách giải thích rõ tình huống. Việc này có thể được làm trực tiếp trong những cuộc nói chuyện, hoặc qua một bài đăng trên mạng xã hội rằng bạn đang bị tấn công khủng bố. Với thông tin từ chính bạn, ảnh hưởng của những kẻ lạ mặt sẽ bị giảm đi rất nhiều.

Các cách phòng tránh

Bên cạnh những cách giải quyết khi sự việc đã xong, thì điều tốt nhất bạn có thể làm là phòng tránh trường hợp này bằng các cách như:

  • Quản lý tài chính cá nhân tốt: Trước khi vay tiền, hãy bảo đảm rằng bạn có khả năng chi trả, và đảm bảo rằng khoản vay đó là một quyết định cần thiết.
  • Chỉ vay từ các nguồn uy tín: Đừng tin vào các lời chào mời của các hệ thống cho vay tiền mới nổi, các hệ thống “siêu thị vay”, hoặc những cái tên có tai tiếng. Hãy tra cứu kỹ thông tin của nơi mình muốn vay trên mạng, cũng như xem kỹ lãi suất để đảm bảo chúng đúng với giới hạn lãi suất cho vay theo pháp luật.

Với những thông tin trên, Viettel Money hi vọng bạn có thể vượt qua những hành vi khủng bố đòi nợ khi vay tiền qua app. Chắc chắn rằng, trong tương lai, những hình thức này sẽ không còn tồn tại và bị pháp luật trừng trị một cách thích đáng. Chúng ta chỉ cần cố gắng vượt qua nó lúc này thôi!

Và lần sau cần vay tiền, hãy chọn Viettel Money nhé! Với thủ tục đơn giản nhưng vẫn đảm bảo an toàn, chính quy, bạn sẽ có thể tạo hồ sơ vay và gửi để duyệt trên điện thoại di động, sau đó nhận tiền trong tích tắc trên app!

Khám phá tính năng vay tiền của Viettel Money ngay!

Tin tức khác

NHẬN THÔNG TIN
TỪ VIETTEL MONEY

Viettel Digital

Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel – Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.
Số 01, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
GCN ĐKHĐ: 0100109106-478 – Cấp lần đầu: 06/06/2019, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Văn Đại

NHẬN THÔNG TIN
TỪ VIETTEL MONEY

_________________

Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel – Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.
Số 01, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
GCN ĐKHĐ: 0100109106-478 – Cấp lần đầu: 06/06/2019, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Văn Đại