Trục lợi bảo hiểm – Nguyên nhân, hậu quả và cách phòng tránh

Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển kéo theo việc trục lợi bảo hiểm tăng cao. Vậy trục lợi bảo hiểm là gì? Bạn đã biết các hình thức của hành vi trục lợi bảo hiểm? 

trục lợi bảo hiểm

Sự phát triển của công nghệ tiên tiến dẫn đến các các mặt tiêu cực như thủ thuật, hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi và chuyên nghiệp hơn. Trong đó, trục lợi bảo hiểm đã và đang diễn ra phức tạp.

Ở nước ta, những con số về nạn nhân của trục lợi bảo hiểm đang ngày càng gia tăng. Nhưng những hành vi này lại chưa được pháp luật siết chặt. Vì vậy, nhiều người đã lợi dụng khe hở này để trục lợi cá nhân. Họ bất chấp mọi thứ để đạt được mục đích.

Hiện tại, các hành vi trục lợi bảo hiểm đã gây ra những thiệt hại không nhỏ cho các công ty bảo hiểm và xã hội. Vậy bạn đã hiểu trục lợi bảo hiểm là gì chưa? Các hình thức và hậu quả của hành vi trục lợi bảo hiểm? Hãy cùng Viettel Money tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Trục lợi bảo hiểm là gì?

Trục lợi bảo hiểm (Insurance Profiteering) là chiếm đoạt số tiền bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm hay hành vi cố ý lừa dối, gian lận có thể có chủ đích ngay từ khi tham gia bảo hiểm hoặc phát triển sau khi rủi ro đã xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm. Qua đó, nhận được số tiền từ bên doanh nghiệp bảo hiểm mà đáng lẽ họ không được hưởng.

Trục lợi bảo hiểm xảy ra hầu hết ở các lĩnh vực bảo hiểm và ở bất cứ quốc gia nào đã triển khai bảo hiểm thương mại.

Các hình thức của trục lợi bảo hiểm

Gian lận bảo hiểm xảy ra ở mọi công ty bảo hiểm đã triển khai. Hành vi này chủ yếu liên quan đến khách hàng bảo hiểm nhưng đôi khi cũng liên quan đến đại lý bảo hiểm. Các hình thức của trục lợi bảo hiểm bao gồm:

  • Hợp lý hóa ngày và hiệu lực bảo hiểm (trong bảo hiểm xe cơ giới, tàu thuyền…);
  • Thay đổi tình tiết vụ tai nạn (trong bảo hiểm cháy, xây dựng lắp đặt…);
  • Tạo hiện trường giả (trong bảo hiểm cháy, thiết bị điện tử, bảo hiểm cây trồng vật nuôi…);
  • Khai tăng số tiền tổn thất (phổ biến trong bảo hiểm tài sản và trách nhiệm);
  • Lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần (bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển);
  • Khai báo rủi ro không trung thực (trong bảo hiểm cá nhân phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ);
  • Khai giảm tuổi so với tuổi thực trong bảo hiểm nhân thọ để được giảm phí;
  • Cố ý gây tai nạn (trong bảo hiểm tài sản và trách nhiệm);
  • Gian lận đối với người thứ ba (không bồi thường cho người thứ ba, mặc dù đã nhận tiền bảo hiểm, hoặc đã đòi người thứ ba có liên đới bồi thường song không khai báo với doanh nghiệp bảo hiểm…).

Nguyên nhân của việc xảy ra hành vi trục lợi bảo hiểm

Nguyên nhân của việc xảy ra hành vi trục lợi bảo hiểm là chủ yếu do chưa có quy định pháp lý cụ thể. Từ đó, những đối tượng xấu sẽ lợi dụng kẽ hở mà trục lợi cho bản thân. Bên cạnh đó, còn những nguyên nhân sau:

  • Nhận thức của người dân về pháp luật còn nhiều yếu kém
  • Do lỗi vô tình hay cố ý của các nhân viên bảo hiểm, vô tình ghi sai ngày, không đánh giá chính xác mức độ rủi ro, hoặc họ cố tình thông đồng với khách hàng trục lợi bảo hiểm.
  • Do sự thông đồng giữa những người tham gia bảo hiểm có hành vi gian lận với những người có liên quan như y bác sĩ, những người làm chứng…

Những hậu quả từ hành vi trục lợi bảo hiểm

Trục lợi bảo hiểm là một hành vi phạm pháp, gây ra nhiều hậu quả cho các bên liên quan. Cụ thể:

  • Đối với doanh nghiệp bảo hiểm: Làm giảm lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh của công ty bị hạn chế, thậm chí còn gây tác động xấu đến uy tín của doanh nghiệp
  • Đối với khách hàng: Người tham gia bảo hiểm trung thực sẽ bị thiệt thòi về quyền lợi, vì phí bảo hiểm mà họ phải nộp dành để chi trả cho cả những khoản tiền gian lận không được phát hiện ra.
  • Đối với xã hội: Làm cho môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh và thiếu sự công bằng. Từ đó dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật, gây rối trật tự an ninh xã hội.

Cách phòng tránh trục lợi bảo hiểm

Trục lợi bảo hiểm không chỉ hướng vào các mục tiêu là công ty bảo hiểm mà còn hướng tới những khách hàng nhẹ dạ cả tin. Vì vậy, bạn nên hết sức cảnh giác và cố gắng không nên vướng vào các vụ trục lợi bảo hiểm nhân thọ. Để tránh được trục lợi bảo hiểm, bạn nên nhớ những lưu ý sau:

  • Khi tham gia bảo hiểm, cần đề phòng và kiểm tra chứng chỉ bảo hiểm. Ngoài ra, chú ý thẻ nhân viên để chắc chắn đúng danh tính của người tư vấn bảo hiểm.
  • Trên các bảng minh họa sản phẩm phải được nêu rõ tên người tư vấn và mã số đại lý bảo hiểm.
  • Hỏi rõ tư vấn viên về các quyền lợi trong bảng minh họa sản phẩm. Vì đây sẽ là cách chắc chắn rằng quyền lợi của bạn sẽ được đảm bảo trong mọi tình huống.
  • Khi điền đơn yêu cầu bảo hiểm, hãy tự mình đọc kỹ và điền thông tin.
  • Không ký vào đơn yêu cầu trắng, hay người tư vấn bỏ trống. Ghi đầy đủ các thông tin, kiểm tra độ chính xác, sau đó mới ký.
  • Nên trực tiếp chuyển khoản cho công ty bảo hiểm. Ngoài ra, có thể thanh toán tiền mặt qua đại lý mà bạn tin tưởng. Nếu thanh toán bằng tiền mặt sẽ cần nhận lại phiếu thu. Phiếu thu tiền cần có hạn sử dụng. Ngoài ra, cần phải có dấu đỏ của công ty bảo hiểm. Khi đó, bạn sẽ nhận được tin nhắn xác nhận từ công ty bảo hiểm khi họ đã nhận tiền.
  • Cẩn trọng với những người tư vấn bảo hiểm. Nếu họ tự cắt hoa hồng rất có thể là hành vi trục lợi bảo hiểm. Khi họ bị phát giác và thôi việc. Bạn sẽ không có người chăm sóc hợp đồng.
  • Đọc kỹ đầy đủ điều khoản trong hợp đồng. Tiến hành yêu cầu tư vấn viên giải thích các khoản. Nắm bắt từng trường hợp, tình huống đảm bảo bạn hiểu rõ về hợp đồng.

Trục lợi bảo hiểm sẽ bị xử lý như thế nào?

Nhằm giảm thiểu hành vi trục lợi bảo hiểm nên pháp luật đã có những quy định để xử lý. Cụ thể, theo điều 213 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm như sau:

Người có hành vi chiếm đoạt tiền bảo hiểm từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng phạm tội nếu không thuộc các trường hợp quy định tại các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật Hình sự, thì sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm.

Điều luật áp dụng đối với các đối tượng thuộc trường hợp sau:

  • Hợp tác với người nhận quyền lợi bảo hiểm để giải quyết khiếu nại bảo hiểm hoặc thanh toán tiền bảo hiểm trái phép.
  • Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để tránh thanh toán bảo hiểm hoặc nhận tiền bồi hoàn sau khi sự kiện được bảo hiểm đã xảy ra.
  • Xuyên tạc sự thật trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, tạo tài liệu giả và thu tiền bảo hiểm.
  • Trừ trường hợp được pháp luật cho phép, gây tổn hại đến tài sản hoặc sức khỏe của chính mình để nhận quyền lợi bảo hiểm sẽ được tính là hành vi vi phạm

Các đối tượng phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm nếu:

  • Sử dụng các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc trục lợi theo tổ chức.
  • Người tham gia hoặc chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc phạm tội gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

Các trường hợp chiếm đoạt tiền bảo hiểm trên 500.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại trị giá 1 tỷ đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Và đó là những thông tin về hành vi trục lợi bảo hiểm. Hành vi trục lợi bảo hiểm xảy ra ngày càng phức tạp và mức độ ngày càng lan rộng hơn. Để có thể xử lý dứt điểm được tình trạng này, đòi hỏi phải có sự hợp tác đến từ công ty bảo hiểm, khách hàng, tư vấn viên và sự hỗ trợ của pháp luật. Và khi tất cả mọi người nâng cao ý thức, luôn cảnh giác trước mọi tình huống thì mới có thể chấm dứt được hành vi này.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ cảnh giác hơn với những đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và không lọt vào “mắt xanh” của trục lợi bảo hiểm. Mong rằng, bạn sẽ có được những hợp đồng bảo hiểm chất lượng. Bên cạnh đó, để chắc chắn hơn, bạn hãy tải ngay Viettel Money để tham gia bảo hiểm uy tín và an toàn.

Viettel Money là hệ sinh thái tài chính số với đa dạng dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt đời sống hàng ngày như thanh toán hóa đơn điện, nước, Internet, đóng học phí… Với quyết tâm đưa ra những giải pháp thanh toán các gói bảo hiểm và các loại dịch vụ điện tử AN TOÀN, DỄ DÀNG, NHANH CHÓNG, Viettel Money đã đồng hợp tác với các công ty bảo hiểm uy tín như:

Bảo hiểm Hanwha Life 

Bảo hiểm FWD

Bảo hiểm MB Ageas Life

Bảo Hiểm Prudential

Hãy để Viettel Money giúp bạn trải nghiệm đa dạng các loại hình sản phẩm dịch vụ chắc chắn bạn sẽ cần trong cuộc sống thường nhật nhé.

Tham khảo thêm: Những lợi ích khi thanh toán bảo hiểm trên Viettel Money.

Tải Viettel Money – Tham gia bảo hiểm uy tín

21066

Tin tức khác

NHẬN THÔNG TIN
TỪ VIETTEL MONEY

Viettel Digital

Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel – Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.
Số 01, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
GCN ĐKHĐ: 0100109106-478 – Cấp lần đầu: 06/06/2019, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Văn Đại

NHẬN THÔNG TIN
TỪ VIETTEL MONEY

_________________

Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel – Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.
Số 01, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
GCN ĐKHĐ: 0100109106-478 – Cấp lần đầu: 06/06/2019, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Văn Đại