Những trò chơi dân gian gắn kết gia đình dịp Tết

Tết Nguyên Đán là dịp đặc biệt để gia đình Việt sum họp, quây quần bên nhau sau một năm làm việc bận rộn. Ngoài mâm cỗ truyền thống và những phong tục đẹp, các trò chơi dân gian cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại niềm vui và sự gắn kết giữa các thế hệ. Cùng Viettel Money kể tên những trò chơi như vậy nhé!

Trò chơi dân gian gắn kết gia đình dịp Tết

Ý nghĩa của những trò chơi dân gian ngày Tết

Trò chơi dân gian lưu giữ và lan tỏa nét đẹp văn hóa

Nhiều trò chơi dân gian ngày Tết đã tồn tại qua bao thế hệ, mang theo giá trị văn hoá không thể trộn lẫn. Đây là dịp để bố mẹ hay ông bà giới thiệu cho con trẻ những nét đẹp truyền thống, đồng thời gìn giữ và lan tỏa bản sắc dân tộc.

Trò chơi dân gian tạo không khí Tết đầm ấm

Các trò chơi dân gian mang đến tiếng cười và niềm vui, làm cho không gian ngày Tết trở nên sôi động và ấm cúng hơn. Đây cũng là cách để giải tỏa căng thẳng sau những ngày chuẩn bị tất bật, giúp mọi người thực sự tận hưởng kỳ nghỉ Tết dài ngày. 

Trò chơi dân gian gắn kết thành viên gia đình

Không gì tuyệt vời hơn việc cả nhà cùng tham gia các trò chơi. Dù là ông bà, cha mẹ hay các em nhỏ, ai cũng có thể hòa mình vào niềm vui chung. Các trò chơi dân gian giúp mọi người trò chuyện nhiều hơn, phá vỡ khoảng cách giữa các thế hệ.

Tại sao những trò chơi dân gian lại phù hợp để gắn kết gia đình ngày Tết?

Trò chơi dân gian dễ tổ chức và phù hợp mọi hoàn cảnh

Những trò chơi dân gian thường có cách chơi đơn giản, không đòi hỏi nhiều công sức chuẩn bị hay dụng cụ phức tạp nên dễ dàng được tổ chức ở bất kỳ đâu. Chính sự linh hoạt này đã góp phần làm nên sức hút lâu bền của các trò chơi dân gian.

Trò chơi dân gian phù hợp với độ tuổi các thành viên gia đình

Các trò chơi dân gian lý tưởng cho gia đình là những trò chơi tất cả thành viên trong nhà có thể chơi cùng nhau, bất kể tuổi tác. Trẻ em, người lớn, hay người cao tuổi đều có thể tham gia, tạo nên không khí quây quần vui vẻ trong những ngày đầu năm mới. 

Lưu ý lựa chọn trò chơi dân gian không được vi phạm pháp luật hiện hành 

Nhiều trò chơi dân gian chơi trong gia đình dịp Tết đã không còn được cho phép. Bên cạnh đó, nhiều trò chơi bị biến tướng mang tính chất cờ bạc, cá độ,.. cũng bị cấm. Vì vậy, khi lựa chọn trò chơi dân gian để gắn kết gia đình dịp Tết thì bạn cần lưu ý điều này. 

Những trò chơi dân gian gắn kết yêu thương gia đình ngày Tết

Trò chơi dân gian Ô ăn quan

Ô ăn quan là trò chơi dân gian truyền thống phù hợp làm trò chơi gia đình để gắn kết các thành viên ngày Tết. Trò chơi này phổ biến và chuẩn bị vô cùng đơn giản. 

Trò chơi dân gian Ô ăn quan

Trò chơi dân gian Ô ăn quan (Ảnh: Sưu tầm)

Để bắt đầu trò chơi dân gian này, bạn cần vẽ bàn chơi gồm 10 ô vuông thành 2 hàng dọc, và 2 ô lớn hình bán nguyệt ở 2 đầu (quan). Trong đó, mỗi ô vuông nhỏ được đặt 5 viên sỏi làm quân, ô lớn đặt 1 viên lớn làm quan. 

2 người chơi lần lượt di chuyển quân trong ô của mình theo chiều ngược hoặc cùng chiều kim đồng hồ, mỗi ô bỏ một quân. Khi dừng lại tại ô trống, người chơi có thể “ăn” quân của đối thủ trong ô liền kề. Trò chơi kết thúc khi ô quan không còn quân, người nhiều quân hơn sẽ thắng.

Đây là trò chơi dân gian ngày Tết giúp trẻ rèn được tư duy và cách tính toán nhanh chóng, tạo nên những phút giây gắn kết gia đình. 

Trò chơi dân gian Chi chi chành chành

Chi chi chành chành là tên của bài đồng dao gắn liền với một trò chơi dân gian phổ biến. 

Trò chơi dân gian Chi chi chành chành

Trò chơi dân gian Chi chi chành chành (Ảnh: Sưu tầm)

Câu đồng dao có nội dung như sau: 

“Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa đứt cương

Ba vương ngũ đế

Bắt dế đi tìm

Ù à ù ập

Đóng sập cửa vào!”

Trò chơi có thể chơi được từ 2 người trở lên. Một người xoè bàn tay ra và những người chơi khác dùng ngón trỏ đặt vào lòng bàn tay. Tất cả cùng nhau hát bài đồng dao, đến câu cuối thì người xoè bàn tay sẽ nắm lại, người nào không kịp bỏ ngón trỏ ra là thua. 

Tuy đơn giản nhưng đây là trò chơi gia đình rất phù hợp với những nhà có trẻ nhỏ bởi dễ tạo được tình huống bất ngờ và gây cười. 

>>> Xem thêm: Top 10 lễ hội Tết lớn đầu năm mới

Trò chơi dân gian Rồng rắn lên mây

Rồng rắn lên mây là một trong những trò chơi dân gian ngày Tết đặc biệt phù hợp để làm trò chơi gia đình. Trò chơi này không chỉ mang đến sự vui nhộn mà còn giúp gắn kết các thành viên trong gia đình.

Trò chơi dân gian Rồng rắn lên mây

Trò chơi dân gian Rồng rắn lên mây (Ảnh: Sưu tầm)

Cách chơi rất đơn giản: Một người đóng vai “thầy thuốc,” còn lại xếp hàng nối đuôi nhau tạo thành một “con rồng rắn.” Mọi người vừa di chuyển vừa hát:

“Rồng rắn lên mây 

Có cây lúc lắc

Có nhà hiển vinh

Hỏi thăm thầy thuốc

Có nhà hay không ?”

Đến câu cuối dừng trước mặt thầy thuốc và hỏi “Có thầy thuốc ở nhà không?”. Nếu thầy thuốc trả lời “Không” kèm lý do như “đi chơi”, “đi ngủ”,… thì đoàn rồng rắn tiếp tục quay lại hát đến khi nào thầy thuốc chịu trả là “Có”. 

Khi thầy thuốc trả lời là “Có”, 2 bên sẽ thay phiên nhau đối đáp bài đồng dao dưới đây. Người có cho thể linh hoạt thay đổi thứ tự các lời đáp hoặc ngắt lời tuỳ ý.  

Thầy thuốc : Có nhà. Mẹ con con rắn đi đâu ?

Rắn : Mẹ con rồng rắn đi xin thuốc

Thầy thuốc : Xin khúc đầu

Rắn : Cùng xương cùng xẩu

Thầy thuốc : Xin khúc giữa

Rắn : Cùng máu cùng mẹ

Thầy thuốc : Xin khúc đuôi

Rắn: Tha hồ mà đuổi.

Kết thúc câu “Tha hồ mà đuổi”,thầy thuốc sẽ đuổi để bắt được người đúng cuối cùng. Đoàn rồng chạy để tránh thầy thuốc, đồng thời người đứng đầu có nhiệm vụ che chắn để cản thầy thuốc chạm vào “đuôi” của đoàn. 

Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người chơi đó sẽ bị loại và trò chơi tiếp tục với lượt mới. 

Đây là trò chơi dân gian đơn giản nhưng rất ý nghĩa trong ngày Tết, cũng phù hợp là trò chơi gia đình để lan tỏa không khí vui tươi và sự gắn kết giữa các thành viên. 

Trò chơi dân gian Cá sấu lên bờ

Cá sấu lên bờ cũng có thể là trò chơi dân gian ngày tết đáng cân nhắc. Đây là dạng trò chơi vận động nhẹ nhàng và chuẩn bị đơn giản. 

Trò chơi dân gian Cá sấu lên bờ

Trò chơi dân gian Cá sấu lên bờ (Ảnh: Sưu tầm)

Đầu tiên, ta cần tìm không gian có bậc để làm “bờ”. Trong trò chơi gia đình này, 1 người sẽ đóng vai làm “cá sấu” và đứng ở phía dưới, những người chơi khác đứng trên “bờ”.

Nhiệm vụ của người chơi là trong mỗi lần xuống bờ phải chạy lại lên bờ nhanh chóng trước khi bị “cá sấu” chạm vào. Nếu bị “cá sấu” chạm vào thị người bị chạm sẽ trở thành “cá sấu”. 

Cá sấu lên bờ là trò chơi dân gian  tạo không khí sôi nổi, ý thức đoàn kết và sự gắn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong gia đình. 

Trò chơi dân gian Giải đố dân gian

Giải đố dân gian là trò chơi dân gian được nhiều người lựa chọn bởi sự đơn giản và bổ ích mà trò chơi này đem lại. 

Trò chơi dân gian Giải đố dân gian

Trò chơi dân gian Giải đố dân gian (Ảnh: Sưu tầm)

Người đố, thường là bố mẹ hoặc ông bà sẽ chọn ra những câu đố dân gian và gợi ý cho trẻ trả lời. Các câu đố nên xoay quanh chủ đề Tết và văn hoá Việt Nam. 

Với trò chơi dân gian này, trẻ sẽ có cơ hội được tiếp cận gần hơn với văn hoá dân gian, với cách đố đầy sáng tạo và thông minh của người xưa về những sự vật, hiện tượng của đời sống. 

Ngoài ra, gia đình nào muốn rèn tư duy cho trẻ thì đố dân gian cũng là trò chơi cho con phù hợp. 

Trò chơi dân gian Chơi chuyền

Chơi chuyền là trò chơi dân gian rất tốt để làm trò chơi cho con tăng sự khéo léo, tập trung và khả năng phối hợp tay mắt. 

Trò chơi dân gian Chơi chuyền

Trò chơi dân gian Chơi chuyền (Ảnh: Sưu tầm)

Bạn cần chuẩn bị 10 que nhỏ bằng tre hoặc nứa, cũng có thể sử dụng đũa ăn, và 1 quả bóng nhỏ (bóng tennis, bóng bàn, quả bưởi nhỏ,…). Mỗi lượt chơi, người chơi sẽ phải thực hiện 10 bàn chuyền một tay và 10 bàn chuyền 2 tay. 

Bắt đầu với bàn chuyền một tay, người chơi rải 10 que chuyền trong lúc tung quả bóng lên cao, người chơi chỉ được rải que chuyền trong thời gian tung bóng lên cao, rải xong thì phải bắt bóng lại về tay. 

Mỗi lần quả bóng được tung lên, người chơi phải nhanh tay đúng số que của số bàn tương ứng, ví dụ: bàn 1 nhặt 1 que, bàn bàn 2 nhặt 2 que,… Cuối cùng người cần đỡ quả bóng vào đúng tay vừa nhặt que chuyền. 

Đến 10 bàn chuyền hai tay, người chơi dùng 2 tay để nắm 10 que chuyền và xoay chúng, xoay xong thì người lại phải đỡ được bóng trước khi bóng chạm đất. 

Người chơi nào hoàn thành nhiều lượt hơn sẽ là người thắng. Nếu trong quá trình chơi người chơi làm rơi que chuyền hoặc bóng thì lượt chơi sẽ được chuyển cho người chơi tiếp, và người đó sẽ chơi lại từ bàn mình mắc lỗi. 

Chơi chuyền là trò chơi dân gian dịp Tết đơn giản, không tốn kém mà vẫn giúp tạo nên những phút giây vui vẻ, giúp gia đình thêm gắn bó trong những ngày đầu năm mới.

Trò chơi dân gian Dung dăng dung dẻ

Dung dăng dung là trò chơi dân gian thích hợp với các gia đình có trẻ nhỏ. Trò chơi dân gian này đơn giản, dễ chơi, không cần chuẩn bị nhiều dụng cụ mà vẫn tạo được sự gắn kết giữa người lớn và các bạn nhỏ. 

Trò chơi dân gian Dung dăng dung dẻ

Trò chơi dân gian Dung dăng dung dẻ (Ảnh: Sưu tầm)

Trước khi chơi, bạn cần vẽ hoặc xếp các vòng tròn nhỏ trên đất, số lượng các vòng phải ít hơn số lượng người chơi. 

Cả nhà sẽ nắm áo nhau và đi tạo thành một hàng, vừa đi quanh vòng tròn vừa hát bài đồng dao: 

“Dung dăng dung dẻ

Dắt trẻ đi chơi

Đến cổng nhà trời

Lạy cậu lạy mợ

Cho cháu về quê

Cho dê đi học 

Cho cóc ở nhà 

Cho gà bới bếp

Xì xà xì xụp

Ngồi thụp xuống đây.”

Ngay khi vừa kết thúc, người chơi sẽ nhanh chóng tìm đến một vòng tròn để ngồi xuống. Người không tìm được vòng tròn sẽ bị loại. Trường hợp nhiều hơn 1 người cùng chọn 1 vòng tròn, người thắng sẽ là người ngồi xuống trước, những người khác cần tìm vòng tròn khác nếu không sẽ bị loại. 

Trò chơi kết thúc khi chỉ còn 2 người chơi. 

Dung dăng dung dẻ không chỉ mang lại tiếng cười và tăng sự kết nối giữa các thành viên trong nhà. Đây chắc chắn là lựa chọn tuyệt vời cho một trò chơi gắn kết gia đình trong những ngày đầu năm.

Trò chơi dân gian Bịt mắt bắt dê

Một trong những trò chơi dân gian quen thuộc không thể thiếu trong các dịp lễ Tết là bịt mắt bắt dê. Thông thường, trò chơi này hay được tổ chức ở các lễ hội xuân nhưng vẫn phù hợp để tổ chức như trò chơi gia đình gắn kết thành viên. 

Trò chơi dân gian Bịt mắt bắt dê

Trò chơi dân gian Bịt mắt bắt dê (Ảnh: Sưu tầm)

Trong phạm vi gia đình, có thể sử dụng vật dụng trong nhà để làm vòng tròn bao quanh thay những người khác đứng nắm tay xung quanh. 

Một người sẽ bị bịt mắt và đứng ở giữa, những người chơi khác làm “dê”. Nhiệm vụ của người bị bịt mắt là bắt và đoán tên một người trong vòng tròn. Nếu đoán đúng, người đó sẽ thay thế làm “dê”.

Trò chơi dân gian này không chỉ mang lại tiếng cười mà còn giúp cả gia đình tương tác, tạo sự hào hứng và không khí vui vẻ. Bên cạnh đó, những trò chơi dân gian vận động như Bịt mắt bắt dê tuy đơn giản nhưng cũng góp phần rèn luyện sức khoẻ cho các con. 

Trên đây Viettel Money đã cùng bạn tìm hiểu về một số trò chơi dân gian  gắn kết yêu thương gia đình ngày Tết. Đây đều là những trò chơi mang đậm tính dân gian truyền thống, có thể dễ dàng tổ chức và đem lại sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. 

Bên cạnh đó, Tết Nguyên đán là thời điểm nhiều gia đình lựa chọn đi du lịch cùng nhau. Chuyến đi đầu năm này sẽ là cơ hội không thể tốt hơn để gắn kết các thành viên trong gia đình và tận hưởng cảnh đẹp đầu năm. Và với tiện ích Du lịch của Viettel Money, bạn có thể tận hưởng chuyến đi trọn mà không cần lo lắng đến các vấn đề thanh toán. 

Du lịch là một trong những tiện ích nổi bật trong hệ sinh thái tài chính số Viettel Money. Thực hiện đặt vé du lịch với Viettel Money, bạn hoàn toàn chủ động trong chuyến đi chơi của mình nhờ hệ thống đối tác uy tín trên toàn quốc. Bên cạnh sự tiện lợi, bạn cũng nhận được thêm vô vàn ưu đãi khủng mỗi giao dịch. 

Hướng dẫn đặt vé du lịch

Tin tức khác

NHẬN THÔNG TIN
TỪ VIETTEL MONEY

_________________

Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel – Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.
Số 01, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
GCN ĐKHĐ: 0100109106-478 – Cấp lần đầu: 06/06/2019, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Văn Đại

NHẬN THÔNG TIN
TỪ VIETTEL MONEY

Viettel Digital

Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dịch vụ số ViettelChi nhánh Tập đoàn Công nghiệpViễn thông Quân đội.
Số 01, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
GCN ĐKHĐ: 0100109106-478 – Cấp lần đầu: 06/06/2019, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.