Những thông tin cần biết về trạm BOT giao thông

Trạm BOT là gì? Các khoản phí phải trả khi phương tiện lưu thông qua trạm BOT là bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc trên.

Trạm BOT là cái tên không mấy xa lạ đối với rất nhiều người dân, đặc biệt là các bác tài xế trong vài năm gần đây. Có thể thấy được rằng, các trạm BOT sẽ được xuất hiện nhiều ở các tuyến đường tại Việt Nam. Mục đích thành lập các trạm này là nhằm để thu phí sử dụng đường bộ của các phương tiện khi lưu thông qua các tuyến đường giao thông liên tỉnh hay đường cao tốc.

Đối với những ai làm nghề vận tải hoặc di chuyển từ tỉnh này sang các tỉnh thành khác hẳn đã không ít lần lưu thông qua các trạm thu phí BOT. Trong bài viết này, Viettel Money sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về trạm BOT, những hình thức thanh toán nào khi xe lưu thông qua, các lưu ý, cũng như mức phí phải trả khi đi qua các trạm thu phí BOT.

Trạm thu phí BOT là gì?

Theo Điều 3, Khoản 3, Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác Công tư:

“BOT (hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao trong kinh tế) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định. Khi hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý”

Như vậy, trạm BOT có thể được hiểu là những trạm thu phí sử dụng đường bộ được đặt tại các tuyến đường thuộc dự án BOT. Mục đích của việc sử dụng các trạm này là để chi trả, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì các tuyến đường giao thông để nhà đầu tư dự án có thể thu hồi vốn và lợi nhuận.

Các phương tiện lưu thông qua các tuyến đường này đều sẽ bị yêu cầu đóng một khoản phí nhất định phụ thuộc vào từng loại phương tiện. Ngoài ra, theo chỉ đạo của thủ tướng chính phủ thì từ ngày 1/8/2022, tất cả các tuyến cao tốc sẽ thực hiện thu phí điện tử không dừng (ETC).

Đối với các trạm thu phí BOT còn lại chỉ duy trì 1 làn mỗi chiều xe thu phí hỗn hợp nhằm dần thay thế cho hình thức thu phí thủ công một dừng (thu phí bằng tiền mặt) nhằm tạo sự văn minh, thuận tiện cho người tham gia giao thông, minh bạch trong hoạt động thu phí, tiết kiệm chi phí xã hội và giảm thiểu ô nhiễm môi trường…

Những việc tài xế cần làm trước 01/08/2022 để di chuyển thuận lợi trên cao tốc

1. Nhanh chóng dán thẻ không dừng ETC

Như đã đề cập, bắt đầu từ ngày 01/08/2022 tất cả các tuyến cao tốc trên toàn quốc sẽ chuyển sang thu phí hoàn toàn tự động. Do đó, muốn lưu thông trên các tuyến cao tốc, các phương tiện sẽ phải thực hiện việc gắn thẻ đầu cuối hay cũng chính là dán thẻ thu phí tự động ETC.

Trường hợp không xe không dán thẻ ETC mà cố tình đi vào cao tốc, người điều khiển ô tô sẽ bị phạt từ sẽ bị phạt 2-3 triệu đồng, đồng thời còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng (điểm c khoản 4 và điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

2. Nạp tiền đủ cho tài khoản thu phí

Nếu chỉ dán thẻ ETC thôi thì cũng chưa đủ điều kiện để lưu thông trên tuyến cao tốc thu phí tự động, điều cần phải làm tiếp theo là bạn cần phải nộp tiền vào tài khoản cung cấp dịch vụ ETC. Cụ thể, khách hàng có thể nạp tiền tại các điểm cung cấp dịch vụ dán thẻ ETC; chuyển khoản ngân hàng; nộp tiền vào ứng dụng hoặc trên website; qua ví điện tử hoặc thanh toán qua ứng dụng Viettel Money,…

Trong trường hợp xe có đăng ký dán thẻ thu phí tự động nhưng số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để trả phí khi qua làn ETC mà vẫn cố tình đi vào, người điều khiển ô tô sẽ bị phạt như mức phí khi không dán thẻ mà đi vào làn ETC.

Lưu ý: Mỗi tài khoản thu phí có thể sử dụng để chi trả cho nhiều phương tiện giao thông khác nhau nhưng mỗi phương tiện chỉ được nhận chi trả từ một tài khoản thu phí không dừng.

Các phương tiện được miễn thu phí khi đi qua trạm BOT

Theo quy định được ban hành bộ giao thông vận tải, các loại phương tiện được miễn phí BOT khi qua các trạm thu phí BOT bao gồm:

  • Xe cứu hỏa, xe cứu thương.
  • Xe hộ đê, xe làm các nhiệm vụ như: Vận chuyển hàng hóa, thuốc men, vật tư, máy móc, thiết bị đến những nơi có dịch bệnh hoặc thảm họa theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp khi có dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa lớn.
  • Xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp. 
  • Xe hai bánh gắn máy, xe ba bánh gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh.
  • Xe chuyên phục vụ quốc phòng, an ninh: xe bọc thép, xe kéo pháo, xe tăng, xe chở lực lượng vũ trang hành quân…Phương tiện cơ giới đường bộ mang biển số màu đỏ, gắn các thiết bị chuyên dụng cho quốc phòng. Xe chuyên dùng phục vụ an ninh của công an. Đoàn xe có xe hộ tống, dẫn đường.
  • Đoàn xe đưa tang.

Mức phí khi xe lưu thông qua trạm BOT

Tùy theo chủng loại xe, việc thu phí sử dụng đường bộ khi chủ phương tiện đi qua trạm thu phí BOT sẽ giao động từ 15.000 – 200.000 VNĐ/lượt. Cụ thể như sau:

Phương tiện giao thông chịu phí Mức phí (VNĐ/lượt)
Xe dưới 12 ghế ngồi; xe có tải trọng dưới 2 tấn
Các loại xe buýt vận tải khách công cộng
15.000 – 52.000
Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi
Xe có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn
20.000 – 70.000
Xe từ 31 ghế ngồi trở lênXe có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn
Xe đầu kéo không kéo theo rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc
25.000 – 87.000
Xe có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn
Xe chở hàng bằng container 20 feet
40.000 – 140.000
Xe có tải trọng từ 18 tấn trở lên
Xe chở hàng bằng container 40 feet
80.000 – 200.000

Thông thường khi lưu thông từ Bắc vào Nam, chủ phương tiện sẽ phải trả mức phí lên đến 3 triệu đồng. Để tiết kiệm chi phí hơn, chủ phương tiện có thể mua vé trọn gói với mức giá như sau:

Loại vé Giá (VNĐ/vé)
Xe dưới 12 ghế ngồi; xe có tải trọng dưới 2 tấn
Các loại xe buýt vận tải khách công cộng
865.000
Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi
Xe có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn
1.238.000
Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; Xe có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn
Xe đầu kéo không kéo theo rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc
1.823.000
Xe có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn
Xe chở hàng bằng container 20 feet
2.975.000
Xe có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn
Xe chở hàng bằng container 20 feet
4.540.000

Các hình thức thu phí tại trạm BOT

Hiện tại, các trạm thu phí BOT đang triển khai 2 hình thức thu phí tại trạm đó là thu phí một dừng và thu phí tự động không dừng.

Thu phí một dừng (MTC)

Thu phí một dừng là hình thức thu phí thủ công, cũng là hình thức thu phí quen thuộc nhất đối với đại đa số các tài xế khi di chuyển phương tiện trên đường. Ở hình thức thu phí này, các phương tiện sẽ phải dừng xe ở các trạm để mua vé/ trả phí sử dụng đường bộ. Sau khi thanh toán xong thì phương tiện có thể tiếp tục lưu thông.  

Đặc điểm hoạt động của hình thức thu phí một dừng:

  • Quy trình dựa trên ấn chỉ mã vạch kết hợp với hậu kiểm thông minh.
  • Nhận dạng biển xe bằng hệ thống tự động.
  • Sử dụng vé giấy, tiền mặt, hóa đơn.
  • Các phương tiện phải dừng lại khi đến trạm để nộp phí cho nhân viên soát vé, sau đó mới được đi tiếp.

Thu phí tự động không dừng (ETC)

Trái ngược với hình thức thu phí một dừng, thu phí không dừng là hình thức thu phí tự động qua các hệ thống điện tử đặt trên làn thu phí. Ở hình thức này, các phương tiện sẽ không phải mất thời gian dừng đỗ để trả phí như thông thường.

Đặc điểm của hình thức thu phí không dừng:

  • Các quy trình đều hoạt động dựa trên công nghệ hiện đại.
  • Nhận dạng xe bằng hệ thống tự động.
  • Sử dụng hóa đơn điện tử và thu phí bằng việc trừ tiền trong tài khoản giao thông (hoặc tài khoản liên kết). 
  • Các phương tiện chỉ cần lưu thông với tốc độ theo quy định mà không cần phải dừng lại để nộp phí trực tiếp.

Hiện nay, tại Việt Nam có 2 đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí tự động không dừng là VETCePass. Cả 2 đơn vị đều áp dụng những công nghệ tiên tiến nhằm mang đến rất nhiều sự tiện lợi và nhanh chóng cho khách hàng khi qua các trạm BOT. Tùy vào nhu cầu khác nhau khách hàng có thể cân nhắc lựa chọn đơn vị phù hợp nhất.

Ngoài ra, có thể thấy được rằng, thu phí không dừng là hình thức thu phí mang lại nhiều ưu điểm như cho các phương tiện khi tham gia giao thông qua các trạm thu phí BOT như: tiết kiệm thời gian, giảm phí nhiên liệu, hạn chế ùn tắc giao thông, giảm tiếp xúc trong mùa dịch. 

Trạm thu phí BOT là một dự án được triển khai nhằm chi trả cho việc xây dựng, bảo trì, nâng cấp các tuyến đường. Thông qua bài viết trên, Viettel Money hy vọng khách hàng có thể hình dung thêm về trạm BOT và lựa chọn phương án thích hợp và cách thanh toán khi lưu thông qua những trạm này.

Nếu khách hàng chọn hình thức thu phí không dừng, điều quan trọng là phải luôn đảm bảo tài khoản thanh toán của khách hàng có đủ số dư để nộp phí nhằm đảm bảo chuyến đi được thuận lợi nhất. Ngoài ra, Viettel Money là ứng dụng thanh toán số có hỗ trợ nạp tiền vào tài khoản thu phí không dừng của ePass và VETC. Để nạp tiền nhanh chóng và tiện lợi, hãy tải ứng dụng và sử dụng tính năng này ngay.

Nạp tiền liền tay, Viettel Money ngay!

Tin tức khác

NHẬN THÔNG TIN
TỪ VIETTEL MONEY

Viettel Digital

Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel – Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.
Số 01, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
GCN ĐKHĐ: 0100109106-478 – Cấp lần đầu: 06/06/2019, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Văn Đại

NHẬN THÔNG TIN
TỪ VIETTEL MONEY

_________________

Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel – Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.
Số 01, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
GCN ĐKHĐ: 0100109106-478 – Cấp lần đầu: 06/06/2019, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Văn Đại