Các phương pháp giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả nhất

Trong đời sống cá nhân của mỗi người quản lý chi tiêu là một bài toán khó, ai rồi cũng sẽ phải đối mặt với nó trên đời. Vậy làm thế nào để chi tiêu hiệu quả?

quản lý chi tiêu

Quản lý chi tiêu là điều bạn nên thực hiện khi bắt đầu những tháng lương đầu tiên.Tuy nhiên có một số bạn trẻ, đặc biệt là những bạn mới bắt đầu đi làm ngày nay vẫn có thói quen xài phung phí không biết quản lý chi tiêu, chi tiêu những thứ không cần thiết trong cuộc sống hoặc mua những đồ đắt tiền khi các bạn ấy đi mới chỉ bắt đầu đi làm thậm chí có thể vay mượn để mua những món đồ mình thích khi chưa có kế hoạch cụ thể định hướng rõ ràng trong tương lai. 

Tuy nhiên, nếu việc chi tiêu không có kế hoạch, không hợp lý sẽ khiến bạn nhanh chóng bị cuốn vào vòng xoáy của nợ nần. Vậy làm sao để quản lý chi tiêu thế nào cho hợp lý? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Cách quản lý chi tiêu hiệu quả 

Việc lập ra kế hoạch quản lý chi tiêu sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng về những khoản chi hàng tháng. Bạn sẽ phân biệt được là những khoản nào là cần thiết. Bạn sẽ phân biệt được những khoản nào là cần thiết, những khoản nào nên hạn chế và cắt giảm bớt khoản không cần thiết phải tiêu tiền. Cùng tham khảo một số cách ở đây nhé!                                                                                  

Sử dụng ứng dụng quản lý chi tiêu 

Để công việc quản lý chi tiêu cá nhân trở nên nhẹ nhàng và đơn giản, rất nhiều ứng dụng trên thiết bị Smartphone cũng như các phần mềm quản lý tài chính đã ra đời, nhằm hỗ trợ cho người dùng trong việc ghi chú hay theo dõi các khoản chi tiêu, tiết kiệm hay đầu tư của mình. Nhờ vào những cảnh báo mức chi tiêu hợp lý của ứng dụng này, người dùng hoàn toàn có thể kiểm soát được nguồn tiền của mình một cách dễ dàng. Khi khách hàng  đang cần một khoản tiền cho việc chi tiêu mua sắm mà không phải áp lực về quản lý chi tiêu hàng ngày, hàng tháng và lãi suất cao từ các hệ thống tài chính cho vay khác thì sử dụng ứng dụng Paynow sẽ đáp ứng được vấn đề trên khi ví trả sau Paynow có thể miễn lãi suất 0% trong 15 – 45 ngày khi phát sinh chi tiêu, sử dụng trước trả sau thì ví trả sau Paynow của app Viettel Money sẽ giúp làm được điều đó từ đó khách hàng sẽ không phải lo về phát sinh nợ nần và có thể quản lý chi tiêu được.

Ví trả sau Paynow là sản phẩm của Viettel Money hợp tác cùng VPBank SMBC FC (Công ty tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC ).

Ví trả sau PayNow là một ứng dụng quản lý chi tiêu tốt giúp người dân không áp lực về mặt tài chính. Giao diện dành cho người dùng thân thiện dễ sử dụng, dễ cài đặt và đăng ký tài khoản Viettel Money để sử dụng Paynow,nhiều các tính năng,tự thống kê số liệu tự hoạt động chi tiêu.

Ngoài ra ví trả sau Paynow có thể liên kết với nhiều nhà ngân hàng khác.Paynow còn đang có chương trình cho vay nợ để mua sắm “Mua trước – Trả sau” hấp dẫn với kỳ hạn 45 ngày 

Việc quản lý chi tiêu sẽ dễ dàng hơn nếu bạn biết vận dụng hiệu quả các phương pháp trên. Bạn có thể sử dụng app Viettel Money để việc quản lý chi tiêu và tiết kiệm trở nên dễ dàng hơn.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn đăng ký ví trả sau Paynow

Trải nghiệm Paynow trên Viettel Money ngay!

Đặt ra mục tiêu tài chính rõ ràng 

Thông thường, chúng ta thường gặp vấn đề quản lý chi tiêu bởi chúng ta không hề suy nghĩ hay tính toán về cách sử dụng tiền và ngẫu hứng có thể chi tiêu mà không có định hướng cụ thể nào, có thể dẫn đến hiện tượng “vung tay quá trán”.

Bởi vậy, ngay từ bây giờ, bạn cần phải xác định rõ ràng mục tiêu chính của bạn thân,xây dựng một kế hoạch chi tiết để đảm bảo tài chính của bạn được ổn định.

Chúng ta có thể đặt ra mục tiêu ngắn hạn như mua một chiếc Iphone, xe máy hoặc có thể đặt mục tiêu dài hạn như khởi nghiệp, lập doanh nghiệp, nghỉ hưu,….

Thay đổi thói quen mua sắm để quản lý chi tiêu

Ai trong số chúng ta đều có thói quen mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử.Sức hấp dẫn từ mã khuyến mãi, miễn phí ship, flash sale đã đánh trúng vào tâm lý và thế là giỏ hàng của chúng ta tích đầy những món đồ tuy rẻ nhưng không cần thiết,kém bền hoặc dễ hỏng.Tình trạng này kéo dài sẽ gây lãng phí một khoản tiền không hề nhỏ bởi vì rất nhanh thôi chúng ta sẽ sắm đồ thay thế.

Trước khi bạn mua một thứ gì bất kỳ, bạn nên chuẩn bị một danh sách những mặt hàng thiết yếu và quan trọng, ước tính số tiền cần chi rồi sau đó cân nhắc để điều chỉnh sao cho hợp lý.

Bạn cũng nên ưu tiên vật dụng có chất lượng tốt để đảm bảo thời gian sử dụng lâu dài,tiện lợi mặc dù giá của chúng thường khá cao nhưng về lâu dài có thể tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể.

Tiết kiệm ngay sau khi có thu nhập

Kế hoạch chi tiêu dù cẩn thận đến đâu cẩn thận đến mấy thì bạn sẽ không tránh khỏi những phát sinh không đáng có.Khi nguồn thu nhập không xử lý kịp thời,chúng ta cần một tài khoản dự phòng, tài khoản tiết kiệm trong ngắn hạn để có thể xử lý những phát sinh một cách nhanh chóng.

Hãy trích một phần thu nhập để gửi vào tài khoản này, vừa giúp bạn ứng phó với một số trường hợp khẩn cấp, vừa tránh tình trạng “vung tay quá trán” khi đang giữ quá nhiều tiền lương trong tay.

Phân bổ chi tiêu hợp lý

Bạn đã từng gặp khó khăn trong việc quản lý tiền bạc và cân đối chi tiêu chưa? Tự hỏi bản thân mình làm sao có thể phân bổ chi tiêu hợp lý? Bạn đã bao giờ cảm thấy cố gắng tiết kiệm,quản lý chi tiêu trở thành áp lực cuộc sống hằng ngày của bạn chưa?

Nếu bạn cảm thấy vậy hãy cùng tìm quy tắc 6 lọ tài chính một bí quyết quản lý tiền bạc nổi tiếng khắp thế giới, được giới thiệu bởi T.Harv Eker, là doanh nhân ,diễn giả,tác giả cuốn best-seller “Bí mật tư duy triệu phú”.

Áp dụng quy tắc 6 lọ tài chính

Trong quy tắc này, bạn sẽ chia thu nhập hàng tháng vào 6 chiếc lọ tài chính với tỷ lệ được gợi ý là:

  • Lọ 1: Chi tiêu cần thiết – Necessity account (NEC – 55% Thu nhập): Phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu hàng tháng của bạn như tiền điện nước, tiền ăn uống, mua sắm, đi lại,…
  • Lọ 2: Quỹ đầu tư tự do – Financial freedom account (FFA – 10% Thu nhập): Phục vụ cho kế hoạch đầu tư, tạo thêm khoản thu nhập thụ động hàng tháng cho bạn.
  • Lọ 3: Đầu tư giáo dục – Education accounting (EDU -10% Thu nhập): Giúp bạn trau dồi kiến thức cần thiết cho bản thân.
  • Lọ 4: Tiết kiệm dài hạn – Long-term saving for spending account (LTS10% Thu nhập): Giúp bạn thực hiện những kế hoạch dài hạn trong tương lai như mua xe, mua laptop, mua nhà,…
  • Lọ 5: Nhu cầu giải trí, hưởng thụ – Play account (PLAY – 10% Thu nhập): Phục vụ cho việc hưởng thụ và giải trí của bản thân.
  • Lọ 6: Quỹ từ thiện – Give Account (GIVE – 5% Thu nhập): Bạn có thể sử dụng số tiền này để giúp đỡ bạn bè hoặc người thân đang gặp vấn đề tài chính.

Áp dụng quy tắc 50/20/30

Ở quy tắc 50 20 30, khi có mức thu nhập hàng tháng, bạn cần chia thành 3 mục với tỷ lệ như sau: 

  • 50% cho chi tiêu thiết yếu: Đây là khoản dành cho các phí phải trả như tiền ăn uống, điện nước, đi lại, tiền nhà,…
  • 30% chi tiêu cho nhu cầu, sở thích: Các khoản như mua sắm, du lịch, cafe, giải trí,…
  • 20% tiết kiệm hoặc đầu tư.

Phương pháp này giúp bạn làm rõ hơn các khoản chi tiêu trong tháng, nếu có sai sót gì thì bạn cũng kịp biết để điều chỉnh lại nhanh hơn. 

Phương pháp 50/20/30 và quy tắc 6 chiếc lọ cũng đều là cách chi tiêu hợp lý trong 1 tháng. Việc lựa chọn quy tắc nào để áp dụng phụ thuộc vào sở thích và nhu cầu của mỗi người.

Việc quản lý chi tiêu sẽ dễ dàng hơn nếu bạn biết vận dụng hiệu quả các phương pháp trên. Bạn có thể sử dụng app Viettel Money để vay, thanh toán điện nước và tiết kiệm trở nên dễ dàng hơn.

Tin tức khác

NHẬN THÔNG TIN
TỪ VIETTEL MONEY

Viettel Digital

Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel – Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.
Số 01, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
GCN ĐKHĐ: 0100109106-478 – Cấp lần đầu: 06/06/2019, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Văn Đại

NHẬN THÔNG TIN
TỪ VIETTEL MONEY

_________________

Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel – Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.
Số 01, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
GCN ĐKHĐ: 0100109106-478 – Cấp lần đầu: 06/06/2019, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Văn Đại