Nguồn gốc và ý nghĩa lễ Vu Lan ngày rằm Tháng 7

Rằm Tháng 7 hàng năm của Phật giáo được xem là ngày lễ Vu Lan báo hiếu với những hoạt động hướng về cội nguồn và các giá trị văn hóa đặc sắc của người Việt Nam.

lễ Vu Lan vào ngày rằm Tháng 7

Qua hàng nghìn năm, Vu Lan báo hiếu luôn là một trong những ngày lễ quan trọng của dân gian và có ý nghĩa vô cùng to lớn trong đời sống tinh thần của đa số người dân Việt Nam. Trong truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây của dân tộc ta ,nghĩa vụ báo hiếu, báo ân tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ, cúng gia tiên là một trong điều quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi con người.

Mỗi người khi được sinh ra cần phải có trách nhiệm chăm sóc, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và những người đã nuôi dưỡng chúng ta thành người. Có thể nói, lễ Vu Lan không đơn thuần chỉ có ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng mà theo quan niệm đã trở thành “lễ hội văn hóa tình người”, hướng mỗi người trở về cội nguồn, trở về cùng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” với tổ tiên.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan

Ngày lễ Vu Lan là một trong những ngày lễ lớn nhất của Phật giáo nhằm báo đáp công ơn sinh thành của cha mẹ. Kể từ khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam, ngày lễ Vu Lan (ngày Rằm tháng Bảy Âm lịch hàng năm) đã trở thành truyền thống của tinh thần báo hiếu, phù hợp với tinh thần tín ngưỡng thờ tổ tiên thiêng liêng của người dân Việt Nam.

Lễ Vu Lan được xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên (một trong những đại đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni) đã cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ (quỷ đói) nhờ tấm lòng hiếu thảo của mình. Trong tập kinh Vu lan có ghi, khi ngài Mục Kiền Liên đã tu luyện phép Lục thông thành công, ngài nhớ tới người mẹ Thanh Đề đã khuất của mình nên dùng phép thần tìm kiếm khắp nơi xem bà đã đi đâu, về đâu.

Không ngờ, ngài lại nhìn thấy người mẹ đang bị đày thành ngạ quỷ, đi lang thang khắp nơi, cực khổ, đói khát bởi đây là quả báo từ những việc ác trước đây mà bà đã thực hiện. Quá đau lòng, ngài Mục Kiền Liên liền dùng phép thần thông để biến ra cơm đưa tới tận địa ngục cho mẹ nhưng tiếc thay những thức ăn ấy đều bị hóa thành lửa.

Ngài Mục Kiền Liên vội vàng đến gặp Đức Phật Thích Ca Mâu Ni để tìm cách cứu mẹ mình. Và Đức Phật đã chỉ dạy cho Mục Kiền Liên rằng: “Vì mẹ ông tội gốc rất sâu cho nên dù ông có thần lực nhiệm màu, dù lòng hiếu thảo của ông thấu tận đến 9 tầng trời và cả khắp các cõi  thì cũng không thể cứu được mẹ của ông.

Muốn cứu được mạng của mẹ, ông phải nhờ vào thần lực của chư tăng mười phương. Đặc biệt, vào ngày Rằm tháng Bảy chính là ngày Tự tứ, chính ngày đó Phật Đà hoan hỉ. Khi đó chư Tăng mười phương đều dự lễ này, ông cần sắm sửa đủ đầy lễ vật. Món ăn chay được đựng trong bình bát tinh sạch, kỹ lưỡng,… để cúng dường Tam Bảo và chư tăng mười phương thì nhờ phước đức đó thì mẹ của ông sẽ được siêu thăng.

Bà con quyến thuộc của ông cũng nhờ ân đức này được hưởng thọ, mạnh khỏe, đến khi chết cũng không bị đọa vào 3 đường khổ (ngạ quỷ, súc sinh, địa ngục), cha mẹ quá vãng 7 đời đều được sinh lên cõi trời, có tướng mạo đẹp đẽ, hưởng sự sung sướng và cha mẹ trong đời hiện tại còn sống thì sẽ hưởng cảnh thanh nhàn, tuổi thọ đến trăm năm.

Ngoài ra, trước khi các thánh tăng dùng cơm chay thì tất thảy các vị ấy đều phải nhất tâm cùng cầu nguyện cho cha mẹ, cho toàn gia đình thí chủ”.

Nghe theo lời Đức Phật, ngài Mục Kiền Liên đã dùng tấm lòng thành của mình và thành tâm thực hiện việc cúng dường Tam Bảo, thánh tăng khắp mười phương vào đúng các ngày Rằm tháng Bảy, nhờ công đức đó, mẹ của ngài đã được giải thoát.

Đức Phật cũng chỉ dạy, bất kỳ ai muốn báo hiếu cho cha mẹ thì cũng có thể dùng cách này vào ngày Rằm tháng Bảy. Kể từ đó, lễ Vu Lan ra đời để những người con có dịp đền đáp công ơn của các đấng sinh thành hiện còn hoặc đã qua đời.

Ý nghĩa của nghi thức bông hồng cài áo trong ngày lễ Vu Lan

Trong ngày lễ Vu Lan, ngoài ý nghĩa cầu siêu cho người đã khuất, nhiều người còn thường có tổ chức nghi thức bông hồng cài áo để tỏ lòng biết ơn các bậc sinh thành hiện còn và cả những người đã khuất.

Nghi thức này có nguồn gốc từ đoản văn Bông hồng cài áo (1962) của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ lấy ý từ đoản văn này để sáng tác ca khúc bất hủ Bông hồng cài áo thường được sử dụng trong ngày lễ Vu Lan.

Với nghi thức này, hoa hồng được cài lên ngực áo tượng trưng cho sự tri ân, hiếu thảo và lòng biết ơn của con đối với cha mẹ, dù cho họ không còn trên cõi đời này. Đồng thời, hoa hồng còn thể hiện cho một tình yêu chân thành, son sắc, sự cao quý và ngát hương.

Trong buổi lễ, ai còn cha mẹ sẽ được cài lên ngực áo một đóa hoa hồng đỏ thắm, đó là một lời nhắc nhở rằng mình vẫn còn cả cha và mẹ, còn cả một bầu trời yêu thương cao rộng để cảm nhận niềm hạnh phúc và tự nhủ luôn biết cố gắng để làm vui lòng cha mẹ.

Ai mất cha hoặc mẹ thì sẽ cài lên ngực mình đóa hồng nhạt, ai mất cả hai đấng sinh thành thì cài lên ngực mình hoa trắng buồn thương. Hoa hồng trắng còn muốn nhắc nhở con người rằng phải sống thật tốt, ý nghĩa để người ra đi cảm thấy tâm hồn được an nhiên, thanh thản và không còn vướng bận chuyện trần gian.

Nên làm gì để báo hiếu cha mẹ, ông bà trong ngày lễ Vu Lan?

Đi chùa cầu bình an cho cha mẹ

Trong ngày lễ Vu Lan mọi thường dành chút ít thời gian của mình để đi đến lễ chùa, cúng phật, cầu bình an cho cha mẹ, những người thân trong gia đình. Tại chùa sẽ diễn ra các hoạt động ý nghĩa như thả hoa đăng, tổ chức các lễ cúng bái. Khi đến đây bạn sẽ được tham gia các hoạt động trên hoặc có thể làm công quả, cúng dường.

Ngoài ra, đến chùa trong ngày lễ Vu Lan chúng ta có sẽ những giây phút lắng đọng lại giữa bộn bề cuộc sống. Từ đó, có thể lan tỏa yêu thương và nhân ái đến mọi người xung quanh.

Nấu mâm cơm cúng dâng lên ông bà, tổ tiên

Một nét văn hóa đặc trưng của nhiều gia đình tại Việt Nam là vào ngày lễ Vu Lan rằm Tháng 7 hàng năm họ thường nấu mâm cơm dâng lên ông bà, tổ tiên để thể hiện lòng thành kính và nhớ ơn họ. Ngoài ra, theo lời chỉ dạy của Đức Phật việc nấu mâm cơm cúng trong ngày này cũng sẽ giúp cầu mong mọi điều bình an, hạnh phúc trong gia đình.

Tham gia nghi lễ bông hồng cài áo

Trong ngày lễ Vu Lan, bạn sẽ được tham gia các nghi lễ bông hồng cài áo tại chùa. Đây là một nghi lễ rất cao đẹp, ý nghĩa, thể hiện truyền thống hiếu đạo của người dân Việt Nam bao đời nay. Bạn được cài một bông hồng đỏ nếu may mắn còn cha, mẹ trên đời.

Và ngược lại, bạn sẽ cài trên ngực một bông hồng trắng để tưởng nhớ nếu như ba và mẹ không còn nữa. Những bông hồng trên ngực áo nhằm nhắc nhở chúng ta phải luôn trân trọng những khoảnh khắc khi còn cha mẹ ở bên cạnh, đừng để hối tiếc khi cha mẹ không còn trên trần gian này nữa.

Mua quà tặng cha mẹ, ông bà

Bạn có thể dành cho cha mẹ, ông bà một lời chúc sức khỏe và tặng một đóa hoa tươi thắm. Những món quà tặng tuy đơn giản nhưng xuất phát từ lòng yêu thương đền đáp của con cái dành tặng cho cha mẹ, ông bà trong ngày lễ Vu Lan.

Đặc biệt, trong ngày lễ Vu Lan hãy dành tặng những đóa hoa hồng tươi thắm đến cha mẹ, đó là loài hoa tượng trưng cho tình yêu bao la. Hiện nay, việc mua hoa đã trở nên dễ dàng và đơn giản hơn bao giờ hết, công việc văn phòng, kinh doanh buôn bán hằng ngày làm bạn bận rộn chẳng có nhiều thời gian để đến mua hoa tại cửa hàng. Vậy nên, bạn chỉ cần mua trên các ứng dụng trực tuyến ngay trên điện thoại.

Đặc biệt, với Viettel Money, bạn chỉ cần thực hiện vài thao tác nhỏ trên ứng dụng là có thể mua những đóa hoa tươi thắm nhất với giá cực kì ưu đãi để dành tặng cha mẹ mình trong ngày lễ Vu Lan mà chẳng cần đi đến tận cửa hàng. Ngoài ra, Viettel Money còn tích hợp các tính năng thanh toán tiện lợi, an toàn ngay trên ứng dụng.

Lễ Vu Lan là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được lưu truyền qua bao thế hệ. Mục đích của lễ hội này giúp mỗi người cần ý thức phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. Ngoài ra, cần trân trọng từng phút giây khi cha mẹ còn bên cạnh, không làm gì làm cha mẹ phải buồn lòng. Đừng để khi cha mẹ không còn nữa thì mọi hối tiếc sẽ trở nên muộn màng.

Tải Viettel Money – Mua hoa với nhiều ưu đãi hấp dẫn

Tin tức khác

NHẬN THÔNG TIN
TỪ VIETTEL MONEY

Viettel Digital

Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel – Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.
Số 01, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
GCN ĐKHĐ: 0100109106-478 – Cấp lần đầu: 06/06/2019, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Văn Đại

NHẬN THÔNG TIN
TỪ VIETTEL MONEY

_________________

Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel – Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.
Số 01, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
GCN ĐKHĐ: 0100109106-478 – Cấp lần đầu: 06/06/2019, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Văn Đại