Những điều bạn cần nên biết về các loại bảo hiểm bắt buộc

Bảo hiểm bắt buộc nằm theo quy định của Nhà nước mà mọi người phải tham gia, nếu không sẽ bị xử phạt. Vậy bảo hiểm bắt buộc là gì và gồm những loại nào?

Hiện nay, nhiều người lao động vẫn chưa nắm rõ các loại bảo hiểm bắt buộc nhằm đảm bảo quyền lợi của bản thân. Trong các quy định về bảo hiểm có những loại bảo hiểm bắt buộc đối với những đối tượng tương ứng phải tham gia. Đây cũng được coi là chính sách ưu đãi, phúc lợi của nhà nước.

Hầu hết những loại bảo hiểm ấy đều đóng vai trò rất quan trọng và cần thiết đối với cá nhân, tập thể, hộ kinh doanh và doanh nghiệp,… Vì vậy việc tham gia bảo hiểm bắt buộc là một việc tốt và nên được tích cực tham gia. Những đối tượng có trong quy định nếu không tham gia bảo hiểm bắt buộc có thể bị xử phạt.

Vậy bảo hiểm bắt buộc là gì? Gồm những loại bảo hiểm bắt buộc nào? Phải mua bảo hiểm ở đâu? Hãy cùng Viettel Money tìm hiểu về bảo hiểm bắt buộc qua bài viết sau đây nhé!

Bảo hiểm bắt buộc là gì?

Bảo hiểm bắt buộc là loại bảo hiểm do pháp luật quy định. Các cá nhân là những đối tượng được pháp luật quy định phải tham gia bảo hiểm với điều kiện, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện để đảm bảo tính pháp lý. Nhằm hạn chế những rủi ro, tổn thất tài chính nếu không may xảy ra tai nạn, sự cố bất ngờ cho người được bảo hiểm. 

Thông thường, bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng cho một số loại bảo hiểm cụ thể với mục đích an toàn cho xã hội, bảo vệ lợi ích công cộng.

Đặc điểm bảo hiểm bắt buộc

  • Mang tính chất bắt buộc, người lao động và người sử dụng lao động buộc phải tham gia.
  • Pháp luật quy định cụ thể về mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
  • Được hưởng nhiều chế độ như: Ốm đau; thai sản; lương hưu; tử tuất; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Những loại bảo hiểm bắt buộc hiện nay

Căn cứ vào Luật Bảo hiểm xã hội 2014, có các loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp sau đây

Bảo hiểm xã hội (BHXH)

Việc đóng bảo hiểm xã hội cũng tương tự như việc tích lũy tiền tiết kiệm cho bản thân; Khoản tiền này sẽ bù đắp cho bạn khi bạn gặp khó khăn giảm thu nhập hoặc mất thu nhập do trở ngại như tai nạn giao thông, mất thu nhập, v.v. thu nhập ốm đau, bệnh nghề nghiệp, ốm đau thai sản, tai nạn lao động, hết tuổi lao động hoặc tử tuất trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Tìm hiểu thêm: Tra cứu bảo hiểm xã hội đơn giản nhất hiện nay

Bảo hiểm cháy nổ:

Bảo hiểm cháy nổ là loại hình bảo hiểm giúp bảo vệ ngôi nhà của bạn trước những rủi ro về cháy nổ. Công ty bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường tài sản, thương tật, tổn thất do cháy nổ gây ra.

Loại bảo hiểm này rất cụ thể, không chỉ bao gồm tài sản bên trong của chủ sở hữu mà còn bao gồm chi phí sửa chữa và xây dựng lại tài sản được liệt kê trong hợp đồng bảo hiểm.

Tìm hiểu thêm: Tra cứu bảo hiểm xã hội đơn giản nhất hiện nay

Bảo hiểm y tế (BHYT):

Bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm bắt buộc do chính phủ Việt Nam ban hành, được tổ chức và quản lý với mục tiêu huy động sự đóng góp của các cá nhân, tập thể và toàn thể cộng đồng xã hội. Mọi người mua bảo hiểm y tế đều được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám bệnh, chữa bệnh.

Tìm hiểu thêm: Đóng bảo hiểm y tế trực tuyến tiện lợi, nhanh chóng tại nhà

Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)

Khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp, người lao động sẽ được trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề để tiếp tục làm việc có hưởng lương, theo Quỹ giải quyết việc làm (Khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013).

Tùy theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ mà Chính phủ sẽ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định loại bảo hiểm bắt buộc khác.

Tìm hiểu thêm: Quyền lợi và thủ tục để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc

Dựa trên Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 4,13,17,21 của Quyết định 595/QĐ-BHXH, đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc gồm có:

  • Người lao động (NLĐ) Việt Nam: đã ký Hợp đồng Lao động từ đủ 1 tháng trở lên.
  • Người lao động (NLĐ) nước ngoài: công dân nước ngoài làm việc ở Việt Nam, có chứng chỉ hành nghề, giấy phép lao động hoặc giấy phép hành nghề được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp. Một điều kiện nữa là có ký Hợp đồng Lao động đủ từ 3 tháng trở lên.
  • Người sử dụng lao động (NSDLĐ): có người lao động Việt Nam ký Hợp đồng Lao động đủ từ 1 tháng trở lên hay có người lao động nước ngoài đã ký Hợp đồng Lao động đủ 3 tháng trở lên và có các giấy tờ cần thiết: giấy phép lao động, giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề.

Tìm hiểu thêm: Những lưu ý cho bạn khi tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình

Mức đóng bảo hiểm bắt buộc

Theo Công văn 2446/BHXH-QLT và Điều 5,14,18,22 của Quyết định 595/QĐ-BHXH, người tham gia bảo hiểm bắt buộc tùy vào loại bảo hiểm mà có mức đóng khác nhau.

Đối tượngBHXHBHYTBHTNBHTNLĐ, BNN
Trường hợp 1: Hợp đồng Lao động đủ từ 1 tháng – dưới 3 tháng
NLĐ Việt Nam8%0%0%0%
NSDLĐ Việt Nam17%0%0%0.5%
Trường hợp 2: Hợp đồng Lao động đủ từ 3 tháng – dưới 12 tháng
NLĐ Việt Nam8%1.5%1%0%
NSDLĐ Việt Nam17%3%1%0.5%
NLĐ Nước Ngoài0%1.5%0%0%
NSDLĐ Nước Ngoài0%3%0%0%
Trường hợp 3: Hợp đồng Lao động đủ từ 12 tháng trở lên
NLĐ Việt Nam8%1.5%1%0%
NSDLĐ Việt Nam17%3%1%0.5%
NLĐ Nước Ngoài0%1.5%0%0%
NSDLĐ Nước Ngoài3%3%0%0.5%
Lưu ý: Từ ngày 1.1.2022 trở đi, mức đóng của NLĐ và NSDLĐ nước ngoài có thay đổi
NLĐ Nước Ngoài8%1.5%0%0%
NSDLĐ Nước Ngoài17%3%0%0.5%

Tìm hiểu thêm: Bảo hiểm y tế điện tử – Giải pháp phát triển thông minh

Cách đóng bảo hiểm bắt buộc

Cách đóng bảo hiểm bắt buộc và thời gian đóng bảo hiểm cũng đã được quy định để người tham gia có thể nắm rõ. Quy định như sau:

  • Người lao động: đóng hàng tháng. Đối với NLĐ đi làm việc tại nước ngoài có ký kết Hợp đồng Lao động thì đóng 3, 6 hoặc 12 tháng/lần. Hoặc theo Điều 85 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, NLĐ đi làm việc ở nước ngoài cũng có thể đóng 1 lần theo thời hạn được ghi trong hợp đồng.
  • Người sử dụng lao động: đóng hàng tháng. Hoặc theo Điều 86 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, NSDLĐ có thể đóng hàng tháng, 3 hay 6 tháng/lần khi trả lương cho NLĐ theo khoán hoặc theo sản phẩm. Điều này áp dụng cho các công ty hoạt động ở một số lĩnh vực như nông – lâm – ngư – diêm nghiệp.

Để bảo vệ quyền lợi và đem lại cuộc sống ấm no cho người dân, Nhà nước Việt Nam đã cung cấp một số bảo hiểm bắt buộc. Bất cứ ai cũng có thể tham gia cũng như sẽ được thông tin điều kiện và yêu cầu để được hưởng các quyền lợi bảo hiểm trên là cực kì đơn giản.

Nhằm thực hiện đúng lời bác hồ dạy: “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”, tất cả công dân Việt Nam đều được hưởng một chế độ phúc lợi như nhau. Vì vậy, chúng ta nên sớm tìm hiểu rõ về những quyền lợi mà đất nước mang lại để đảm bảo chất lượng cuộc sống bản thân và gia đình.

Cùng với đó, Viettel Money luôn đồng hành cùng người tiêu dùng trong việc mua bảo hiểm dduocj hưởng nhiều ưu đãi trên ứng dụng Viettel Money, ngoài ra còn đa dạng các tiện ích dịch vụ, thanh toán như thanh toán hóa đơn tiền điện/nước, thanh toán cước truyền hình, đóng học phí các trường Cao đẳng/Đại học, mua thẻ điện thoại,… Và cùng nhiều tiện ích khác an toàn, nhanh chóng trên ứng dụng Viettel Money. Còn chần chờ gì, mà hãy tải và trãi nghiệm ngay bạn nhé!

Tìm hiểu thêm các bảo hiểm khác trên Viettel Money

21999

Tin tức khác

NHẬN THÔNG TIN
TỪ VIETTEL MONEY

Viettel Digital

Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel – Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.
Số 01, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
GCN ĐKHĐ: 0100109106-478 – Cấp lần đầu: 06/06/2019, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Văn Đại

NHẬN THÔNG TIN
TỪ VIETTEL MONEY

_________________

Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel – Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.
Số 01, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
GCN ĐKHĐ: 0100109106-478 – Cấp lần đầu: 06/06/2019, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Văn Đại