ePass – Tiên phong thẻ dán thu phí tự động cho ô tô

Thẻ ePass đóng vai trò quan trọng trong hành trình di chuyển, giúp các bác tài có thể qua các trạm thu phí BOT dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết.

Thẻ ePass - Tiên phong thẻ dán thu phí tự động cho ô tô

ePass là cách thanh toán tự động của hình thức thu phí không dừng mới được áp dụng tại Việt Nam. Việc thu phí tự động này giúp các xe qua trạm thu phí dễ dàng mà không phải dừng lại. Khi đi vào làn thu phí tự động, hệ thống ở đây sẽ xác nhận và thu phí bằng cách đọc mã trên các thẻ ePass được dán trên kính hoặc đèn xe của phương tiện.

Tuy nhiên, để có thể thuận lợi cho hệ thống thu phí tự động khi phương tiện đi qua các trạm này, thẻ ePass phải được dán tại các vị trí chính xác. Vậy thẻ ePass là gì?, vị trí dán thẻ ePass chuẩn nhất là ở đâu? Có những lưu ý gì liên quan đến việc sử dụng thẻ ePass không? Cùng tìm hiểu những thông tin đó trong bài viết này nhé!

Thẻ ePass của VDTC

ePass là dịch vụ hỗ trợ thu phí tự động đường bộ theo hình thức điện tử không dừng, được phát triển bởi VDTC. VDTC có tên đầy đủ là công ty Cổ phần giao thông số Việt Nam, là thành viên của Tập đoàn Công Nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel.

Với mục đích cung cấp dịch vụ thu phí không dừng cho mọi người trên khắp cả nước, VDTC đã cho ra đời thẻ ePass. Đây là loại thẻ được dán trên kính hoặc đèn xe, nhằm mục đích nhận diện phương tiện giao thông tự động và trừ tiền vé vào tài khoản đã đăng ký khi qua trạm ETC. 

Hiện nay, các trạm thu phí không dừng của VDTC đều áp dụng công nghệ RFID hiện đại. Ngoài ra, hệ thống thu phí không dừng của VDTC còn ứng dụng hai công nghệ nữa là công nghệ OCR và công nghệ OCS. Việc ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại vào hệ thống thu phí không dừng của VDTC góp phần giúp cho hành trình của tài xế suôn sẻ hơn.

Công nghệ OCR: Đây là công nghệ nhận diện ảnh, biến đổi thông tin trong ảnh thành chữ viết tự động điền vào phiếu đăng ký. Công nghệ này có thể xử lý ảnh với độ chính xác cao. Nhờ đó, thời gian đăng ký dịch vụ cho khách hàng và chi phí cho công tác nghiệp vụ hậu kiểm, đối soát được giảm xuống.

Công nghệ OCS: Đây là công nghệ tính cước thời gian thực do VDTC tự nghiên cứu, phát triển. Nhờ công nghệ này, việc thanh toán tiền được thực hiện ngay lập tức.

Tham khảo thêm: Hoàn tất thủ tục đăng ký ePass nhanh gọn chỉ trong 1 phút.

Ưu điểm của thẻ ePass

Thẻ ePass của VDTC có nhiều ưu điểm nổi bật giúp chinh phục khách hàng sử dụng dịch vụ như:

  • Tiện lợi và dễ sử dụng: VDTC đang triển khai dịch vụ đăng ký và dán thẻ online tại nhà. Chỉ cần ngồi ngay tại nhà, khách hàng cũng dễ dàng đăng ký sử dụng dịch vụ qua website, app ePass. Sau đó, VDTC sẽ liên lạc lại và cử người đến tận nơi dán thẻ. Vì thế, khách hàng tiết kiệm được thời gian, tăng cường phòng trừ dịch bệnh và tiết kiệm chi phí.
  • Trực thuộc tập đoàn Viettel: Viettel là tập đoàn lớn, uy tín, có năng lực và kinh nghiệm. Là một thành viên của tập đoàn Viettel, VDTC có thể mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ và những trải nghiệm tốt nhất.
  • Đa dạng điểm dịch vụ: VDTC có điểm dịch vụ trên khắp 63 tỉnh thành trên cả nước. Trong đó, có cả điểm dịch vụ cố định (Viettel Post, Viettel Store, trạm BOT) và điểm dịch vụ lưu động để khách hàng lựa chọn, dễ dàng tiếp cận hơn.

Các vị trí có thể dán thẻ ePass trên xe

Thẻ ePass là thẻ định danh có chứa thông tin về xe và chủ phương tiện. Khi xe đi qua trạm, hệ thống nhận diện tại các trạm sẽ đọc mã trên thẻ định danh này để xác minh và kiểm tra thông tin của xe và chủ xe. Sau đó, tiến hành thu phí tự động. Vì vậy, thẻ ePass phải được dán ở những nơi phù hợp để quá trình này diễn ra dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Để hệ thống thu phí không dừng hoạt động hiệu quả nhất, nhà sản xuất đã quy định hai vị trí dán đạt chuẩn nhất như sau:

Dán thẻ ở kính xe

Vị trí dán thẻ ePass chuẩn trên kính xe là mặt bên trong kinh, cách mép dưới 10cm và cách mép phải 5cm.

Dán thẻ ở đèn xe

Vị trí dán thẻ ePass chuẩn trên đèn xe là ở bên phải vị trí ngồi của lái xe. Vị trí dán tốt nhất là giữa xe cách các bề mặt kim loại của vỏ xe.

Lưu ý: Thẻ dán ePass dùng để dán ở kính và đèn xe đều được thiết kế riêng biệt để phù hợp với từng vị trí dán. Thẻ ePass dán kính xe sẽ được thiết kế trên mặt phẳng trắng thông thường.

Ngược lại, thẻ dán tại đèn xe lại có đặc điểm trong suốt để không gây cản trở đến khả năng chiếu sáng của đèn. Ngoài ra, để giữ cho thẻ luôn ở tình trạng tốt nhất, thẻ dán ở đèn còn có khả năng chịu nhiệt, chịu mưa nắng tốt.

Hướng dẫn cách dán thẻ ePass 

Ngoài dán đúng vị trí, dán thẻ không đúng cách cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng sử dụng của thẻ. Sau đây là hướng dẫn cách dán thẻ tại kính xe và đèn xe đúng cách.

Cách dán thẻ ở kính xe

  • Bước 1: Dùng khăn ẩm lau sạch bề mặt trong của của mặt kính phía ghế lái phụ. Sau đó để khô hoặc lau khô lại với khăn sạch.
  • Bước 2: Xác định vị trí dán thẻ sao cho cách mép kính dưới cm và cách mép phải kính Để chắc chắn hơn bạn nên đo trước và đánh dấu đúng mốc cần dán.
  • Bước 3: Sau khi đã đo tiếp theo bạn chỉ cần bóc và dán thẻ sao cho đúng vị trí đã được xác định. Chú ý miết nhẹ bề mặt thẻ để thẻ dính hoàn toàn trên bề mặt và tránh nhăn nhúm.

Cách dán thẻ ở đèn xe

  • Bước 1: Dùng khăn ẩm lau sạch bề mặt đèn xe phía bên ghế lái phụ của xe Sau đó để khô hoặc lau khô lại với khăn sạch.
  • Bước 2: Xác định vị trí dán thẻ sao cho vào khoảng vị trí giữa đèn xe và song song với mặt đất. Đây là vị trí thích hợp nhất vì có thể tránh xa chỗ kim loại của vẻ xe như khuyến cáo của nhà cung cấp.
  • Bước 3: Sau khi xác định được vị trí dán tiếp theo bạn chỉ cần nhẹ nhàng bóc lớp băng dính sau mặt thẻ và dán. Lưu ý là bạn nên miết các mép thẻ sao cho thẻ được dán chắc chắn nhất.

Các lỗi thường gặp khiến thẻ ePass không hoạt động

Phim cách nhiệt dán đè lên thẻ ePass

Một số  phương tiện khi dán phim cách nhiệt bị đè lên thẻ ePass sẽ gây nên tình trạng nhiễu sóng, từ đó khiến các trạm thu phí không thể nhận diện tín hiệu được phát ra từ mạch ăng-ten trên thẻ ePass.

Vì vậy, chủ xe nên chủ động dán phim cách nhiệt ngay từ khi mới mua xe, tránh dán đè phim cách nhiệt lên thẻ ePass. Đồng thời cần chọn loại phim chất lượng, ít thành phần kim loại để tránh làm nhiễu sóng điện từ.

Bảng thông báo bằng kim loại đặt gần thẻ ePass

Các bảng/biển báo (thường gặp trên các xe khách đường dài) khi đặt gần khu vực dán thẻ định danh ePass cũng gây nên hiện tượng tương tự như đối với phim cách nhiệt. Chủ xe tránh lỗi này bằng cách sử dụng bảng thông báo có chất liệu bằng nhựa để đảm bảo thẻ ePass hoạt động tốt.

Tự ý bóc, làm rách thẻ ePass trong quá trình sử dụng

Việc thẻ ePass bị rách hoặc chủ phương tiện tự ý bóc thẻ cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng lỗi thẻ. Vì vậy các tài xế cần lưu ý tránh tối đa việc tác động trực tiếp vào thẻ gây nên những lỗi hỏng hóc không đáng có.

Lưu ý: Nếu đã bóc ra thì thẻ sẽ hỏng, chủ xe không thể tự dán lại và tiếp tục sử dụng được. Trường hợp này khách hàng sẽ phải thanh toán 120.000đ/lần (phí dán lại thẻ ePass) tại các điểm dịch vụ ePass.

Các câu hỏi liên đến việc dán thẻ ePass

1. Có thể tự dán thẻ thu phí không dừng ePass không?

Việc tự dán thẻ ePass là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên để tránh dán sai vị trí dẫn đến việc hệ thống thu phí không đọc được thẻ, bạn nên liên hệ với nhân viên hỗ trợ của ePass để được hướng dẫn.

2. Thẻ bóc ra dán lại thì có sử dụng được không?

Thẻ ePass khi đã bóc ra thì không sử dụng lại được, bởi vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới con chip bên trong. Hệ thống đọc thẻ không thể nhận diện được thẻ.

3. Dán thẻ ePass đi qua được trạm thu phí BOT nào?

Khi dán thẻ ePass, các phương tiên có thể đi qua tất cả các trạm thu phí BOT. Hiện nay, VDTC và VETC đã liên thông với nhau nên dù là sử dụng thẻ ePass hay thẻ khác thì vẫn được đi qua các trạm BOT như thường. Tuy nhiên, mỗi xe chỉ được sử dụng dịch vụ thẻ của 1 đơn vị cung cấp.

4. Tại sao đã dán thẻ thu phí không dừng mà vẫn phải trả tiền mặt?

Trường hợp này khả năng có thể là do trong tài khoản giao thông của bạn không đủ tiền thanh toán phí. Do vậy, bạn cần đảm bảo tài khoản ePass đủ tiền để hệ thống có thể trừ tiền.

Hiện nay, việc đăng ký thẻ ePass trở nên vô cùng nhanh chóng và tiện lợi. Khách hàng có thể đăng ký online tại nhà thông qua website và app, hoặc gọi lên cho tổng đài. Sẽ có nhân viên xuống hỗ trợ giúp khách hàng đăng ký và dán thẻ nhanh.

Qua bài viết trên, Viettel Money hy vọng khách hàng sẽ hiểu rõ hơn về thẻ ePass, cũng như giúp khách hàng có thêm một số kinh nghiệm để có thể xử lí các lỗi thông thường trong quá trình sử dụng thẻ.

Trải nghiệm Viettel Money ngay!

Tin tức khác

NHẬN THÔNG TIN
TỪ VIETTEL MONEY

Viettel Digital

Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel – Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.
Số 01, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
GCN ĐKHĐ: 0100109106-478 – Cấp lần đầu: 06/06/2019, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Văn Đại

NHẬN THÔNG TIN
TỪ VIETTEL MONEY

_________________

Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel – Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.
Số 01, phố Giang Văn Minh, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
GCN ĐKHĐ: 0100109106-478 – Cấp lần đầu: 06/06/2019, Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Lê Văn Đại